Giỏ hàng
0 0
  • Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Tư vấn online

Hỗ trợ đổi sản phẩm lỗi

0933828779 | Góp Ý DV: 0934025039
0933828779
Góp Ý DV: 0934025039
Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?
December 27th, 2021

Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao để khắc phục?

87 / 100

Có khá nhiều bà bầu than phiền rằng họ thường xuyên bị ngứa vùng kín, mặc dù luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đã áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng ngứa ngáy vẫn không thuyên giảm. Điều này làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của thai phụ và cả em bé trong bụng. Vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập về các nguyên nhân và triệu chứng ngứa vùng kín trong thai kỳ. Cũng như chia sẻ cho các thai phụ các kiến thức về việc có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao để xử lý triệt để. Hãy cùng theo dõi nhé!

Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Để tình trạng ngứa vùng kín được thuyên giảm các thai phụ nên vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ thường xuyên, hạn chế mặc quần lót quá chật và luôn giữ cho âm đạo được khô thoáng. Ngoài ra, cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây có lợi cho sức khỏe và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Triệu chứng ngứa vùng kín trong thai kỳ như thế nào?

Khi mang thai nếu bạn cảm thấy vùng kín đột nhiên có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đôi khi cơn ngứa xảy ra âm ỉ nhưng cũng có lúc ngứa dữ dội, dù cho bạn có gãi nhưng vẫn không hề giảm cảm giác ngứa đó. Các cơn ngứa thường sẽ xuất hiện ở âm đạo, âm vật hoặc khắp ngóc ngách âm hộ làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, bị ngứa vùng kín khi mang thai còn có thể đi kèm với một vài triệu chứng như:

-Cảm thấy nóng rát ở “cô bé” như có gì đó đang châm chích.

-Khí hư ra nhiều một cách bất thường, có thể có màu vàng, xanh hoặc có mùi hôi tanh khó chịu.

-Bị rối loạn chức năng tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu lắt nhắt kèm theo đau buốt khi tiểu.

-Vùng kín có mùi chua hoặc mùi hôi khó chịu.

-Khi quan hệ tình dục bị đau rát.

-Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt, ớn lạnh, rét.

Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao để khắc phục
Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao là điều mà khá nhiều thai phụ đang gặp tình trạng này thắc mắc.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai

Ngứa vùng kín là một tình trạng khá phổ biến của phụ nữ ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi sinh sản và các thai phụ cũng không ngoại lệ. Tình trạng ngứa ngáy nơi vùng nhạy cảm này được cho là thường hay gặp và người phụ nữ nào cũng sẽ gặp ít nhất một lần trong đời. Bởi vì, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa bộ phận sinh dục, nhất là khi phụ nữ đang ở giai đoạn thai kỳ.

Tuy đây là tình trạng phổ biến nhưng các chị em cũng không nên quá chủ quan, nhất là với các bà bầu khi bị ngứa vùng kín phải biết được nguyên nhân là do đâu để có cách khắc phục và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến thai kỳ và thai nhi. Các bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân sau đây:

Do vệ sinh vùng kín không đúng cách

Có nhiều phụ nữ không có thói quen giữ gìn vệ sinh nơi vùng kín kỹ lưỡng, cho đến khi mang thai họ vẫn giữ thói quen đó. Hoặc có một số người sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm để vệ sinh vùng kín và thao tác khi rửa cũng thụt sâu vào bên trong. Những hành động vệ sinh không đúng cách này dễ khiến vùng kín bị vi khuẩn xâm nhập và dễ bị viêm nhiễm hơn.

Do nội tiết tố bị thay đổi khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể thai phụ sẽ có rất nhiều sự thay đổi từ thể xác, tâm lý, tính tình cho đến các vấn đề về sinh lý và nội tiết tố. Cụ thể là về nội tiết tố, các hormone estrogen và chất glycogen sẽ sản sinh ra nhiều hơn bình thường. Điều này làm cho vùng kín của thai phụ tăng tiết dịch nhờn, trở nên ẩm ướt hơn mức bình thường. Mà môi trường âm đạo ẩm ướt là tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng sinh sôi và phát triển khiến cho vùng kín bị viêm nhiễm và ngứa ngáy.

Cơ quan sinh dục bị thay đổi độ pH

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa cho biết, trong thời kỳ mang thai thì âm đạo của phụ nữ sẽ bị thay đổi và mất cân bằng độ pH, cụ thể là sẽ mang tính kiềm nhiều hơn là tính axit. Mà như chúng ta đã biết thì môi trường axit của âm đạo sẽ giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng còn môi trường kiềm lại tạo điều kiện cho chúng phát triển. Đó là lý do vì sao thai phụ sẽ dễ gặp các vấn đề về viêm nhiễm dẫn đến các triệu chứng ngứa ngáy cơ quan sinh dục.

Các bệnh lý về phụ khoa gây ngứa vùng kín khi có bầu

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai nếu như thai phụ bị mắc các bệnh lý về phụ khoa cũng sẽ khiến cho vùng kín bị ngứa ngáy như:

Viêm âm đạo

Khi âm đạo chị em ẩm ướt thường xuyên và không được vệ sinh kỹ càng thì sẽ dễ bị các loại vi khuẩn, nấm, vi trùng, ký sinh trùng sinh sôi và phát triển. Điều này sẽ khiến âm đạo bị viêm nhiễm, ra nhiều khí hư có mùi và có màu sắc bất thường và ngứa ngáy khó chịu, khi quan hệ sẽ có cảm giác đau và nóng rát cơ quan sinh dục.

Viêm cổ tử cung

Khi chị em bị viêm cổ tử cung thì cũng sẽ làm cơ quan sinh dục tăng tiết lượng khí hư nhiều hơn, thậm chí có thể có dịch nhầy, mủ hoặc máu kèm theo cảm giác ngứa ngáy âm đạo.

Viêm vùng chậu

Khi bị viêm vùng chậu sẽ khiến vùng kín của thai phụ bị chảy mủ, đau rát, ngứa ngáy và khi tiểu thì sẽ gặp tình trạng tiểu buốt, tiết rắt. Ngoài ra, các bạn còn có thể bị sốt kèm theo rét run, cơ thể mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và đau bụng dưới.

Viêm phần phụ

Phần phụ chính là các bộ phận như vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng. Khi những phần phụ này bị viêm thai phụ sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới dữ dội, nhất là ở vị trí hai hố chậu và ra nhiều khí hư có mùi và màu bất thường. Đồng thời, các bạn còn có thể bị sốt cao kèm theo rét run.

Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao để hết bị?
Khi thai phụ đang bị các bệnh lý như viêm phần phụ, viêm vùng chậu thì sẽ bị ngứa ngáy vùng kín kèm theo sốt cao và rét run.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Các chị em bị các bệnh lý về viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng do vi khuẩn E.Coli tấn công cũng sẽ gặp tình trạng ngứa ngáy vùng kín rất khó chịu.

Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục

Khi thai phụ chẳng may bị lây nhiễm các bệnh lý về đường tình dục như lậu, giang mai, chlamydia, herpes,…Những bệnh lý này sẽ khiến âm đạo của chị em bị sưng đỏ, nổi mẩn ngứa, tiết dịch có mùi hôi, ra nhiều khí hư có màu sắc bất thường, đi tiểu khó khăn và gây ngứa ngáy khó chịu.

Bị rận mu

Nếu như vùng kín bạn không bị viêm nhiễm, bạn luôn vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và cũng không bị nhiễm bất kỳ bệnh lý gì. Thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngáy nơi vùng kín có thể là do bạn đang bị rận mu.

Vì rận mu có kích thước rất nhỏ nên bạn khó có thể nào nhìn thấy được. Nhưng nếu cảm thấy ngứa ngáy kèm theo những nốt mẩn đỏ nổi trên bề mặt âm đạo thì hãy đi khám để xem mình có bị rận mu không nhé.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

Tuy tình trạng ngứa vùng kín khá phổ biến và đa số sẽ không gây nguy hiểm gì, thế nhưng khi bị triệu chứng ngứa ngáy này trong thai kỳ thì các chị em nên tìm cách khắc phục bởi vì tình trạng cứ kéo dài sẽ gây ra nhiều sự ảnh hưởng cho bản thân và cho em bé như:

Đối với thai phụ

Cảm giác vùng kín cứ bị ngứa ngáy khiến thai phụ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến những sinh hoạt hàng ngày, không thể tập trung làm việc hay nghỉ ngơi. Không những thế, khi bị ngứa ngáy kéo dài các thai phụ sẽ có thói quen gãi để đã ngứa. Khi gãi nhiều như thế sẽ khiến cho cơ quan sinh dục của chị em dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, khi bị ngứa vùng kín còn làm cho thai phụ có nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa khác, ví dụ như: viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ,…Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể sẽ ảnh hưởng tới thai nhi và dễ dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao để điều trị?
Khi bị ngứa ngáy vùng kín kéo dài sẽ làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu.

Đối với thai nhi

Không những thế, các bệnh lý gây ngứa vùng kín khi mang thai do bị viêm nhiễm vùng kín bởi các vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Bé dễ bị sinh non thiếu tháng và có nguy cơ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp, bệnh về da, tiêu hóa, thị giác khi được sinh qua đường âm đạo.

Vậy có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?

Cách làm giảm triệu chứng ngứa vùng kín tại nhà 

Để tránh gây các ảnh hưởng xấu không đáng có cho sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng thì khi phát hiện mình có những triệu chứng ngứa vùng kín thì các mẹ bầu nên xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân gây ra ngứa ngáy vùng nhạy cảm là gì.

Nếu nguyên nhân là do viêm nhiễm âm đạo thì các thai phụ nên chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt và vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng hơn. Các bạn nên giữ cho “cô bé” của mình luôn khô thoáng, thường xuyên vệ sinh vùng nhạy cảm bằng dung dịch vệ sinh phụ khoa. Các chị em cũng nên lựa chọn những trang phục lót bằng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng và thoải mái.

Bên cạnh đó, các thai phụ cũng nên hạn chế việc gãi “cô bé” quá nhiều để tránh làm tổn thương và trầy xước bộ phận sinh dục. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào những vùng da tổn thương đó hơn khiến cho tình trạng viêm nhiễm càng tồi tệ hơn nữa.

Ngoài ra khi bị ngứa cơ quan sinh dục và không biết có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao thì đầu tiên các mẹ bầu cần hạn chế việc quan hệ tình dục với chồng để tránh tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn. Đồng thời, các thai phụ cũng nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bản thân để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt là thường xuyên bổ sung sữa chua vào thực đơn hàng ngày, vì sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn và giúp cân bằng độ pH trong âm đạo hạn chế viêm nhiễm.

Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao để điều trị
Nếu bị ngứa âm đạo khi mang thai thì các bạn nên thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng nhé.

Khi nào thai phụ cần gặp bác sĩ để thăm khám?

Nếu nguyên nhân là từ các bệnh lý về phụ khoa và cơ quan sinh dục thì bạn nên đến các phòng khám hoặc bệnh viện sản phụ khoa để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp chứ không nên tự ý điều trị tại nhà. Khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp như sử dụng thuốc rửa, thuốc đặt phụ khoa hoặc thuốc uống sao cho không làm ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Ngoài ra, khi bạn nhận thấy bên cạnh tình trạng ngứa ngáy ra cơ thể mình có xuất hiện thêm những triệu chứng sau đây thì nên đi gặp bác sĩ ngay nhé:

-Mệt mỏi, cảm thấy buồn nôn, nôn và chán ăn.

-Bị ớn lạnh, rét run, sốt cao

-Đau đầu, đau ê ẩm mình mẩy

-Chức năng tiểu tiện có vấn đề bất thường như: Tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu mủ

-Bị xuất huyết âm đạo

-Khi hư ra nhiều, có mùi và màu sắc bất thường

-Âm đạo có mùi hôi chua, bị viêm đỏ, sung huyết hay xuất hiện những mảng trắng

-Bị đau khi quan hệ tình dục.

Có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao để hết ngứa
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường nhé.

Nên làm gì để không bị ngứa vùng kín khi mang bầu?

Người ta thường nói rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì thế các mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa và ngứa ngáy vùng kín để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và thai nhi bằng những cách sau:

-Luôn vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên bằng nước sạch hoặc dung dịch phụ khoa, khi vệ sinh chỉ rửa bên ngoài không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.

-Chọn những loại quần lót được may từ vải thông thoáng, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt. Bạn cũng nên mặc quần lót rộng rãi một tí, không mặc quần có size quá chất khiến “cô bé” dễ bị hầm bí và tích tụ vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đồng thời, các bạn nên có thói quen thay quần lót thường xuyên, ít nhất 2 lần trong ngày để bảo đảm vệ sinh cho “cô bé” được tốt hơn.

-Sau khi đi vệ sinh nên rửa sạch và dùng khăn giấy mềm lau khô, để vùng hạ bộ luôn khô thoáng, tránh để ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển.

-Bổ sung nhiều nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, ăn nhiều rau xanh, trái cây và sữa chua để cải thiện sức khỏe “cô bé” tránh viêm nhiễm.

Khi mang thai, phụ nữ sẽ phải trải qua rất nhiều sự thay đổi và nhiều điều bất thường của cơ thể. Vì thế, nếu như bạn đang gặp tình trạng ngứa ngáy nơi vùng kín và không biết có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao thì có thể tham khảo những chia sẻ bên trên của Shopkiss. Đồng thời, có thể trang bị cho mình cách chăm sóc “cô bé” thật kỹ lưỡng để phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa không đáng có để có được một thai kỳ thật khỏe mạnh nhé.

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status