Giỏ hàng
0 0
  • Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Tư vấn online

Hỗ trợ đổi sản phẩm lỗi

0933828779 | Góp Ý DV: 0912379975
0933828779
Góp Ý DV: 0912379975
Shop Kiss > Tin hữu ích > Tin sức khỏe > Fear Of Intimacy là gì? Bạn có đang bị sợ sự thân mật?
Fear Of Intimacy là gì?
August 23rd, 2024

Fear Of Intimacy là gì? Bạn có đang bị sợ sự thân mật?

79 / 100

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những mối quan hệ quan trọng như gia đình, tình bạn hay tình yêu. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng mở lòng và chia sẻ với người khác. Có những người luôn cảm thấy khó khăn khi gần gũi về mặt tình cảm, tinh thần hoặc thể xác, dù họ có thể yêu thương ai đó rất nhiều.

Đây không chỉ đơn thuần là tính cách mà còn có thể là một hội chứng tâm lý được gọi là Fear Of Intimacy. Vậy Fear Of Intimacy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách vượt qua nỗi sợ này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Fear Of Intimacy là gì? Fear Of Intimacy là một hội chứng tâm lý mà một người cảm thấy lo sợ hoặc e ngại khi tiếp xúc thân mật hoặc duy trì mối quan hệ gần gũi với người khác. Nỗi sợ này không chỉ giới hạn trong mối quan hệ tình cảm mà còn có thể xuất hiện trong mối quan hệ gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Người mắc hội chứng này thường cảm thấy khó khăn khi bày tỏ cảm xúc, chia sẻ những suy nghĩ hoặc thậm chí duy trì mối quan hệ lâu dài với người khác.

Fear Of Intimacy là gì?

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, sự thân mật đóng vai trò quan trọng giúp con người kết nối và gắn bó với nhau. Sự thân mật không chỉ giới hạn trong tình yêu lãng mạn mà còn bao gồm cả tình bạn, gia đình và những mối quan hệ xã hội khác. Nó có thể được chia thành bốn dạng chính:

-Thân mật về trí tuệ: Khả năng chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và quan điểm cá nhân.

-Thân mật về cảm xúc: Sự cởi mở trong việc bày tỏ cảm xúc và những tâm tư thầm kín nhất.

-Thân mật về trải nghiệm: Chia sẻ những khoảnh khắc, hoạt động và trải nghiệm trong cuộc sống.

-Thân mật về thể xác: Sự thoải mái và cởi mở trong tiếp xúc cơ thể, từ những cái ôm, nắm tay cho đến quan hệ tình dục.

Dấu hiệu của Fear Of Intimacy là gì?
Người mắc phải hội chứng Fear Of Intimacy sẽ không chia sẻ bất kỳ điều gì với bất kỳ ai.

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng đón nhận sự gần gũi này. Một số người khi bước vào một mối quan hệ lại cảm thấy lo lắng, bất an hoặc thậm chí né tránh sự thân mật. Họ có thể cảm thấy khó khăn khi chia sẻ cảm xúc, ngại bộc lộ con người thật của mình hoặc luôn giữ một khoảng cách nhất định với đối phương. Tình trạng này không chỉ đơn thuần là sự dè dặt hay rào cản tâm lý tạm thời, mà nó thực sự là một hội chứng có tên gọi khoa học là Fear Of Intimacy.

Vậy hội chứng Fear Of Intimacy là gì? Fear Of Intimacy là một hội chứng tâm lý mà một người cảm thấy lo sợ hoặc bất an khi tiến đến sự gần gũi hoặc thân mật trong các mối quan hệ. Điều này không chỉ giới hạn trong mối quan hệ tình cảm mà còn xuất hiện trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè hoặc công việc. Những người mắc phải nỗi sợ này thường có xu hướng né tránh sự gắn kết thân thiết hoặc luôn chủ động giữ khoảng cách với người khác.

Hội chứng Fear Of Intimacy là gì?
Fear Of Intimacy là gì? Đây chính là một hội chứng tâm lý của một người luôn cảm thấy lo sợ và e ngại với những hành vi thân mật với người khác.

Dấu hiệu nhận biết người mắc phải Hội chứng sợ sự thân mật

Trong các mối quan hệ, sự gắn kết và thấu hiểu lẫn nhau là yếu tố quan trọng để xây dựng tình cảm bền vững. Tuy nhiên, có những người dù khao khát tình yêu, sự quan tâm nhưng lại vô thức né tránh sự thân mật. Họ có thể cảm thấy lo lắng, bất an khi ai đó cố gắng đến gần, hoặc tìm cách rút lui trước khi mối quan hệ trở nên sâu sắc.

Nếu bạn hoặc ai đó xung quanh có những biểu hiện dưới đây, rất có thể đó là dấu hiệu của hội chứng Fear Of Intimacy:

Có xu hướng phá hoại mối quan hệ

Người mắc hội chứng này thường vô thức tạo ra rào cản trong mối quan hệ của mình. Họ có thể tìm kiếm lý do để rời đi, gây ra mâu thuẫn không cần thiết hoặc tỏ ra xa cách ngay khi cảm thấy mối quan hệ trở nên quá gần gũi. Điều này không phải vì họ không yêu thương đối phương, mà vì họ sợ hãi sự gắn bó sâu sắc có thể dẫn đến tổn thương cho bản thân họ trong tương lai.

Có những mối quan hệ ngắn hạn và không ổn định

Những người sợ sự thân mật thường gặp khó khăn trong việc duy trì một mối quan hệ lâu dài. Họ có thể dễ dàng bắt đầu một mối quan hệ nhưng cũng nhanh chóng rút lui khi cảm thấy quá gắn bó. Việc cam kết với ai đó trở thành một thử thách lớn vì họ luôn lo sợ sự tổn thương hoặc mất mát.

Có tính cầu toàn khi yêu

Một số người mắc Fear Of Intimacy có xu hướng cầu toàn khi yêu. Họ đặt ra những tiêu chuẩn cao và đòi hỏi nhiều hơn với đối phương, đến mức gần như đối phương không thể đạt được. Khi đối phương không đạt được tiêu chuẩn đó sẽ khiến họ dễ dàng thất vọng về đối phương. Điều này giúp họ có lý do để duy trì khoảng cách hoặc chủ động rời đi và không để bản thân bị tổn thương bởi sự gắn bó quá mức.

Cách thoát khỏi Fear Of Intimacy là gì?
Những người mắc phải Nỗi sợ sự thân mật thường có xu hướng sống khép kín, không thích chia sẻ với người khác.

Nguyên nhân khiến một người gặp phải Nỗi sợ sự thân mật là gì?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi của hội chứng Fear Of Intimacy thường xuất phát từ nỗi sợ mất mát và tổn thương. Đây là một cơ chế phòng vệ tự nhiên mà não bộ hình thành để tránh những đau khổ có thể xảy ra khi quá gắn bó với ai đó. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hội chứng này:

-Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ: Những người từng bị lạm dụng, bị phản bội hoặc có tuổi thơ bị bỏ rơi thường có xu hướng sợ sự thân mật. Họ lo sợ rằng nếu họ mở lòng, họ sẽ phải trải qua nỗi đau tương tự một lần nữa.

-Bị ngược đãi về thể chất hoặc tinh thần: Những người lớn lên trong môi trường gia đình có cha mẹ kiểm soát quá mức, bạo hành hoặc lạnh nhạt có thể hình thành nỗi sợ gần gũi với người khác.

-Rối loạn nhân cách và vấn đề tâm lý: Hội chứng Fear Of Intimacy cũng có thể liên quan đến các chứng rối loạn nhân cách và tâm lý như: rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Những người mắc các vấn đề tâm lý này thường cảm thấy không đủ an toàn để mở lòng với người khác.

Nguyên nhân của Fear Of Intimacy là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người gặp phải hội chứng sợ sự thân mật, có thể là do ám ảnh quá khứ, sự tự tin hoặc mắc chứng rối loạn lo âu.

Làm sao để vượt qua được Nỗi sợ sự thân mật?

Sợ sự thân mật không có nghĩa là bạn không muốn yêu thương hay được yêu thương, mà là một cơ chế phòng vệ vô thức ngăn bạn khỏi những tổn thương tiềm tàng. Tuy nhiên, nỗi sợ này có thể được kiểm soát và vượt qua nếu bạn chủ động đối diện với nó. Dưới đây là những bước quan trọng giúp bạn dần tháo gỡ rào cản và học cách xây dựng các mối quan hệ sâu sắc, ý nghĩa hơn.

Nhận diện và chấp nhận nỗi sợ của bản thân

Bước đầu tiên để vượt qua Fear Of Intimacy là thừa nhận rằng bạn đang có vấn đề với “sự thân mật”. Hãy dành thời gian để suy ngẫm về cảm xúc của mình: Bạn có thường né tránh những cuộc trò chuyện sâu sắc? Bạn cảm thấy lo lắng khi ai đó cố gắng tiến vào thế giới nội tâm của bạn? Chỉ khi bạn hiểu rõ nỗi sợ của mình, bạn mới có thể tìm ra hướng giải quyết phù hợp.

Xây dựng vùng an toàn trong các mối quan hệ

Hãy bắt đầu từ những mối quan hệ mà bạn cảm thấy thoải mái và an toàn, chẳng hạn như gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Học cách chia sẻ từng chút một về suy nghĩ và cảm xúc của bạn với họ. Điều này giúp bạn dần quen với sự gần gũi mà không cảm thấy áp lực quá lớn.

Đối diện và chữa lành những tổn thương từ quá khứ

Fear Of Intimacy thường bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, chẳng hạn như bị phản bội, bị lạm dụng hoặc thiếu sự quan tâm từ gia đình. Nếu bạn cảm thấy mình vẫn bị ám ảnh bởi những điều này, hãy học cách đối diện và buông bỏ. Viết nhật ký, tập thiền hoặc chia sẻ với người mà bạn tin tưởng có thể giúp bạn xử lý những cảm xúc bị dồn nén bên trong.

Biểu hiện của Fear Of Intimacy là gì?
Học cách chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc với người mà bạn tin tưởng sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua nỗi sợ sự thân mật.

Học cách bày tỏ cảm xúc

Một trong những trở ngại lớn nhất của những người sợ sự thân mật là không biết cách bày tỏ cảm xúc của mình. Hãy bắt đầu bằng việc diễn đạt những suy nghĩ nhỏ nhặt hằng ngày, sau đó dần tiến đến việc chia sẻ cảm xúc sâu sắc hơn. Nếu bạn không quen với việc giao tiếp trực tiếp, bạn có thể viết thư, nhắn tin hoặc tìm những cách thể hiện khác phù hợp với bản thân.

Áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý

Nếu nỗi sợ sự thân mật ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, hãy cân nhắc tìm đến các chuyên gia tâm lý. Các phương pháp trị liệu chuyên sâu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những suy nghĩ tiêu cực gây ra nỗi sợ và cả những hành vi, cảm xúc của mình. Sau đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi chúng.

Sự thân mật là nền tảng của các mối quan hệ bền vững, nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận nó. Nỗi sợ này có thể khiến một người né tránh sự gắn kết, tự cô lập dù khao khát yêu thương. Shopkiss tin rằng, việc hiểu rõ Fear Of Intimacy là gì sẽ giúp bạn nhận diện nguyên nhân sâu xa và tìm cách vượt qua. Bằng việc đối diện với cảm xúc, mở lòng từng bước và kiên nhẫn với bản thân, mỗi người đều có thể học cách đón nhận sự thân mật, từ đó xây dựng những mối quan hệ chân thành và ý nghĩa hơn.

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status