Trong cuộc sống hiện đại, có những người trưởng thành nhưng vẫn mang tâm lý của một đứa trẻ, né tránh trách nhiệm và không muốn đối mặt với những áp lực của cuộc sống. Hiện tượng này được gọi là “Hội chứng Peter Pan”. Vậy cụ thể, hội chứng Peter Pan là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Hội chứng Peter Pan là gì? Hội chứng Peter Pan hay còn gọi là Peter Pan Syndrome (PPS) là thuật ngữ tâm lý học dùng để chỉ những người đã trưởng thành nhưng cách hành xử, tâm lý và nhận thức thì lại như một đứa trẻ. Họ thường né tránh trách nhiệm, thích sống thoải mái như một đứa trẻ. Tên gọi của hội chứng này được lấy cảm hứng từ nhân vật Peter Pan, cậu bé không bao giờ lớn trong tác phẩm văn học nổi tiếng Peter Pan của J.M. Barrie.
Hội chứng Peter Pan là gì?
Trong cuộc sống đầy rẫy những áp lực và thử thách như ngày nay, không ít người trưởng thành nhưng vẫn mang tâm hồn của một đứa trẻ, thích sống vô tư, né tránh trách nhiệm và ngại đối mặt với những thử thách của tuổi trưởng thành. Họ không muốn rời khỏi “vùng an toàn” để tự lập mà vẫn muốn vô tư và được bao bọc như một đứa trẻ, đây chính là biểu hiện của Hội chứng Peter Pan.
Vậy hội chứng Peter Pan là gì? Hội chứng Peter Pan hay còn được gọi là Hội chứng Hoàng tử bé, có tên y học là Peter Pan Syndrome (PPS). Đây là thuật ngữ dùng để mô tả những người trưởng thành về mặt sinh lý, thể xác nhưng vẫn mang tâm lý, suy nghĩ và hành vi của một đứa trẻ. Họ thường tránh né trách nhiệm của một người trưởng thành, khó thích nghi với cuộc sống tự lập và có xu hướng tìm kiếm sự bao bọc từ người khác.
Mặc dù không được công nhận là một bệnh lý rối loạn tâm lý hay tâm thần, nhưng PPS vẫn là một vấn đề tâm lý đáng chú ý. Theo Cleveland Clinic, những người mắc PPS thường có những hành vi và tư duy “con nít”, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và cuộc sống cá nhân. Họ gặp khó khăn trong việc cam kết, thường xuyên thay đổi công việc do thiếu kiên nhẫn hoặc không có tinh thần trách nhiệm.
Bên cạnh đó, họ có thể cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống và dễ bị cảm xúc chi phối, dẫn đến hành động bốc đồng mà không suy nghĩ đến hậu quả. Dù hội chứng này phổ biến hơn ở nam giới, nhưng trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải những hành vi liên quan đến hội chứng này, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp và áp lực như ngày nay.
Nguồn gốc của Hội chứng Peter Pan
Khái niệm về “Peter Pan Syndrome” lần đầu tiên được giới thiệu bởi nhà tâm lý học Dan Kiley vào năm 1983 trong cuốn sách “The Peter Pan Syndrome: Men Who Have Never Grown Up”. Dan Kiley sử dụng thuật ngữ này để mô tả những người đàn ông không muốn trưởng thành, né tránh trách nhiệm và duy trì cách sống như một đứa trẻ. Dù ban đầu khái niệm này tập trung vào nam giới, nhưng ngày nay, nó cũng được áp dụng cho cả nữ giới.
Tên gọi của hội chứng này bắt nguồn từ nhân vật Peter Pan, cậu bé không bao giờ lớn trong tác phẩm “Peter Pan” của nhà văn người Scotland J.M. Barrie. Nhân vật này xuất hiện lần đầu vào năm 1902 trong tiểu thuyết “The Little White Bird” và sau đó trở thành nhân vật chính trong vở kịch “Peter Pan, or The Boy Who Wouldn’t Grow Up” (1904) và tiểu thuyết “Peter and Wendy” (1911).
Nguyên nhân dẫn đến Hội chứng Peter Pan
Theo các chuyên gia, Hội chứng Peter Pan không phải là một chứng bệnh nên thường sẽ không có nguyên nhân chính xác để chẩn đoán. Tuy nhiên, hội chứng này cũng không tự nhiên xuất hiện mà thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố tâm lý và xã hội. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến đã được nghiên cứu gần đây:
Do được ba mẹ bao bọc quá nhiều
Những người được nuôi dạy trong môi trường mà cha mẹ bao bọc quá mức thường thiếu kỹ năng tự lập. Họ quen với việc có người khác lo lắng, quyết định thay và giúp họ giải quyết vấn đề, khiến họ trở nên phụ thuộc. Khi trưởng thành, họ có xu hướng trốn tránh trách nhiệm và mất đi khả năng tự đứng vững trong cuộc sống. Bởi vì họ không được rèn luyện khả năng tự lập từ những việc nhỏ hồi lúc bé.
Do sợ sự cô đơn
Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Humbelina Robles Ortega cho biết, những người mắc PPS có thể sẽ có cảm giác sợ sự cô đơn. Điều này khiến cho họ luôn tìm kiếm người có thể ở bên cạnh họ, chăm sóc họ như một đứa trẻ, ví dụ như họ sẽ tập thói quen phụ thuộc vào cha mẹ và những người thân. Dần dần điều này hình thành nên tính cách không chịu trưởng thành.
Mắc các rối loạn về nhân cách
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc các hội chứng hay vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu xã hội, rối loạn nhân cách tránh né, rối loạn nhân cách ái kỷ hoặc các vấn đề tâm lý khác có thể gặp khó khăn trong việc đối diện với áp lực cuộc sống. Họ sợ bị phán xét, thất bại hoặc sợ bản thân không đáp ứng được kỳ vọng của xã hội khi là người trưởng thành, dẫn đến xu hướng trốn tránh thực tại và sợ “trưởng thành”.
Do ảnh hưởng của vai trò giới tính
Trong một số nền văn hóa, nữ giới thường phải đối diện với áp lực trưởng thành sớm hơn, do phải gánh vác các trách nhiệm về chăm sóc gia đình. Ngược lại, nam giới thường được xem là ít phải chịu trách nhiệm hơn so với nữ giới, dẫn đến việc hội chứng này phổ biến hơn ở nam giới.
Dấu hiệu nhận biết người mắc Hội chứng Peter Pan
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở những người mắc Hội chứng Peter Pan là từ chối sự trưởng thành, cả về suy nghĩ, cảm xúc lẫn hành vi. Họ có xu hướng né tránh trách nhiệm, gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và thường phản ứng quá mức với các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
-Cảm xúc thất thường, phản ứng cực đoan: Họ có thể chuyển từ trạng thái vui vẻ sang hoảng loạn hoặc tức giận một cách nhanh chóng, thiếu sự kiểm soát cảm xúc.
-Tức giận và bốc đồng: Khi gặp khó khăn hoặc bị chỉ trích, họ dễ phản ứng một cách thái quá, thậm chí là giận dữ hoặc phẫn nộ.
-Dễ cảm thấy tự thương hại và rơi vào trầm cảm: Khi đối diện với thất bại hoặc áp lực, thay vì tìm cách giải quyết, họ thường tự trách bản thân và cảm thấy tội lỗi quá mức.
-Khó khăn trong việc thể hiện tình cảm: Họ không giỏi trong việc bày tỏ cảm xúc yêu thương hoặc đồng cảm với người khác, điều này khiến các mối quan hệ của họ dễ rạn nứt.
-Luôn cảm thấy tội lỗi: Dù không phải lúc nào cũng thừa nhận sai lầm, nhưng họ thường mang cảm giác mặc cảm, lo lắng về những gì mình đã làm.
-Khó thư giãn, luôn trong trạng thái bất an: Họ có xu hướng lo lắng thái quá về những điều nhỏ nhặt, khiến tâm lý luôn căng thẳng.
-Không đáng tin cậy: Họ thường thất hứa, thiếu trách nhiệm và không thực sự đáng tin trong các mối quan hệ cá nhân lẫn công việc.
-Thích lừa gạt, chơi khăm người khác: Họ có thể sử dụng lời nói dối hoặc chiêu trò để né tránh trách nhiệm hoặc thao túng tâm lý người khác để làm theo ý mình.
Hệ lụy của Hội chứng Peter Pan
Hội chứng Peter Pan không chỉ khiến người mắc gặp khó khăn trong việc trưởng thành mà còn ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ và cả tinh thần của họ. Nếu không được nhận diện và thay đổi kịp thời, hội chứng này có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, khiến cuộc sống của họ ngày càng bế tắc và cô lập. Một số hệ lụy thường gặp bao gồm:
-Khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững: Họ thường gặp trở ngại trong việc tạo dựng các mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, bạn bè hoặc đối tác, dẫn đến cảm giác cô đơn và bị cô lập.
-Thiếu trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác: Khi gặp thất bại hoặc vấn đề nào đó, thay vì nhận lỗi thì họ có xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh chứ không tự nhận trách nhiệm về bản thân mình. Điều này khiến họ khó phát triển bản thân và cải thiện cuộc sống.
-Trốn tránh thực tại, dễ sa ngã: Vì không muốn đối diện với khó khăn, họ có thể tìm đến những thói quen tiêu cực như lạm dụng rượu, ma túy hoặc các hành vi mang tính trốn tránh để tạm quên đi những áp lực cuộc sống mà họ đang phải đối diện.
Cách điều trị Hội chứng Peter Pan như thế nào?
Vì Hội chứng Peter Pan chưa được công nhận là một rối loạn tâm lý chính thức, nên không có phác đồ điều trị cụ thể. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng này có thể thay đổi và cải thiện nếu họ nhận thức được vấn đề của bản thân và chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ. Các phương pháp trị liệu có thể giúp họ phát triển tư duy trưởng thành, rèn luyện tính tự lập và học cách đối diện với trách nhiệm trong cuộc sống bao gồm:
-Trị liệu tâm lý: Làm việc với chuyên gia tâm lý có thể giúp người mắc PPS hiểu rõ nguyên nhân khiến họ né tránh sự trưởng thành và tìm ra cách khắc phục.
-Trị liệu ngoài trời: Các hoạt động ngoài trời như leo núi, dã ngoại, tham gia các chương trình kỹ năng sống có thể giúp người mắc PPS rèn luyện tính độc lập và tinh thần trách nhiệm.
-Liệu pháp hành vi nhận thức: Giúp người mắc thay đổi suy nghĩ tích cực hơn, phát triển tư duy trưởng thành và học cách kiểm soát cảm xúc của mình.
-Liệu pháp dựa trên sức mạnh: Tập trung vào việc phát huy điểm mạnh, xây dựng sự tự tin để người mắc PPS dần dần thoát khỏi tư duy phụ thuộc vào người khác.
-Trị liệu gia đình: Nếu nguyên nhân xuất phát từ sự bao bọc quá mức của cha mẹ, việc trị liệu gia đình có thể giúp cả người mắc và người thân hiểu rõ cách hỗ trợ nhau như thế nào là tốt.
-Liệu pháp tâm linh hoặc thiền định: Một số phương pháp như thiền định, yoga hoặc tư vấn tâm linh có thể giúp người mắc PPS tìm lại sự cân bằng và tập trung hơn vào mục tiêu sống đúng với độ tuổi của mình.
Bên cạnh đó, cũng có một số biện pháp dành cho cha mẹ để hạn chế con em mắc phải hội chứng này ngay từ khi còn nhỏ bằng cách giáo dục đúng đắn và xây dựng môi trường phát triển lành mạnh như:
-Hướng dẫn cha mẹ về phương pháp nuôi dạy con: Cha mẹ cần giúp con rèn luyện tính tự lập, học cách chịu trách nhiệm và đối diện với thử thách từ nhỏ thay vì bao bọc quá mức.
-Tổ chức các buổi hội thảo dành cho phụ huynh: Đặc biệt là với các bậc cha mẹ trẻ, giúp họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc dạy con về tinh thần trách nhiệm và khả năng tự lập.
Hy vọng với những thông tin mà Shopkiss chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hội chứng Peter Pan là gì. Hội chứng này tuy không phải là một bệnh lý chính thức nhưng lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp sẽ giúp người mắc hội chứng này vượt qua khó khăn và trưởng thành hơn trong cuộc sống.