Giỏ hàng
0 0
  • Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Tư vấn online

Hỗ trợ đổi sản phẩm lỗi

0933828779 | Góp Ý DV: 0912379975
0933828779
Góp Ý DV: 0912379975
Shop Kiss > Tin hữu ích > Tuổi dậy thì > Mama boy là gì? Bạn có phải là “Con trai cưng của mẹ” không?
Mama boy là gì?
November 18th, 2024

Mama boy là gì? Bạn có phải là “Con trai cưng của mẹ” không?

80 / 100

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khái niệm về “mama boy” đã không còn quá xa lạ. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến để miêu tả những chàng trai có mối quan hệ quá khăng khít với mẹ mình, đôi khi vượt qua giới hạn của một mối quan hệ quan tâm thông thường. Vậy mama boy là gì và tại sao hiện tượng này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm này, cũng như cách nhận diện và ứng phó khi bạn gặp phải một chàng trai “mama boy” nhé.

Mama boy là gì? Mama boy là thuật ngữ dùng để chỉ những người đàn ông quá phụ thuộc vào mẹ mình, từ cảm xúc, tư duy đến các quyết định trong cuộc sống. Điều này khiến cho người đàn ông đó thiếu sự độc lập, lúc nào cũng nghe lời và chịu sự kiểm soát của mẹ, thậm chí có thể đặt mẹ lên trên cả các mối quan hệ khác như bạn gái hoặc vợ.          

Mama boy là gì?

Dạo gần đây, trên các trang mạng xã hội hoặc trong các hội nhóm đang bàn luận về một chủ đề khá thú vị, đó là có nên hẹn hò với một anh chàng mama boy hay không? Hầu hết các bài thảo luận về chủ đề này đều nhận được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những cô gái trẻ đang đi tìm kiếm tình yêu và có cả những chị em chia sẻ kinh nghiệm và những điều mình từng trải về mối quan hệ với mama boy.

Vậy mama boy là gì? Mama boy hay còn được gọi bằng nhiều cái tên như mama’s boy, mother’s boy, mummy’s boy,…là cụm từ dùng để chỉ những người đàn ông thích phụ thuộc quá mức vào mẹ của mình, không chỉ về mặt tình cảm mà còn trong các quyết định cuộc sống. Những chàng trai này thường coi mẹ như trung tâm, việc gì họ cũng hỏi ý kiến mẹ. Tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống họ đều để cho mẹ mình can thiệp và kiểm soát tất cả mọi thứ.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn đó là một người đàn ông trưởng thành về tuổi tác nhưng chưa thực sự trưởng thành trong tư duy và hành động. Bởi họ chính là con trai cưng của mẹ, luôn bị mẹ chi phối gần như toàn bộ cuộc sống của họ. Cách sống này được hình thành từ sự yêu thương, nuông chiều và bảo bọc một cách quá mức của người mẹ từ khi người con trai còn bé đến khi đã trưởng thành.

Chúng ta thường nghĩ rằng, mẹ yêu thương con là điều hết sức bình thường, bởi vì người xưa có câu rằng “con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn thương con”. Tuy nhiên, đối với trường hợp mama boy thì sự yêu thương và quan tâm nó vượt xa tình cảm yêu thương mẹ con bình thường. Một số người còn cho rằng đó là thứ tình cảm làm méo mó đi tình mẫu tử thiêng liêng.

Khái niệm Mama boy là gì?
Mama boy là gì? Đây là thuật ngữ ám chỉ những chàng trai dù đã lớn nhưng vẫn có thói quen sống bám vào mẹ, không tự lập và không thể tự đưa ra quyết định trong cuộc sống của mình.

Đặc điểm nhận diện một mama boy chính hiệu

Đàn ông thường khi đến tuổi trưởng thành thường sẽ có tính tự lập rất cao, nên họ sẽ không thích phụ thuộc hay dựa dẫm vào ba mẹ và gia đình. Tuy nhiên, những anh chàng chuẩn “mama boy” thì lại không như thế, họ có rất nhiều đặc điểm khác xa với một người đàn ông tự lập. Chỉ cần để ý một chút thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận diện được ngay ra họ, đó chính là những đặc điểm sau:

Luôn nhắc đến mẹ trong mọi cuộc nói chuyện

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của một chàng trai mama boy là việc anh ta không ngừng nhắc đến mẹ mình trong hầu hết các cuộc trò chuyện. Dù đề tài là công việc, sở thích hay chuyện tình cảm và dù cho đối tượng trò chuyện là bất kỳ người nào thì mẹ anh ta luôn xuất hiện như một nhân vật trung tâm. Điều này không chỉ thể hiện sự phụ thuộc về mặt cảm xúc mà còn là dấu hiệu của việc thiếu tự tin và không có khả năng tự lập.

Thuật ngữ Mama boy là gì?
Anh chàng “mama boy” luôn nhắc đến mẹ trong mọi cuộc nói chuyện với bất kỳ người nào.

Không giỏi kiểm soát cảm xúc và thường bộc lộ cảm xúc thái quá

Bởi vì mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh giải quyết và xử lý tất cả mọi chuyện lớn bé, nên mama boy cũng là người không giỏi kiểm soát cảm xúc của mình và thường có xu hướng bộc lộ cảm xúc một cách thái quá. Do họ đã quen từ nhỏ chỉ cần họ khóc là mẹ sẽ dỗ dành và giải quyết hết tất cả mọi khó khăn hay điều gì đó khiến họ sợ.

“Bám váy” mẹ mặc dù đã có vợ

Ngay cả khi đã kết hôn, mama boy vẫn chỉ luôn có mẹ trong đầu, lúc nào cũng “mẹ anh nói…”, “mẹ anh bảo…”,…Họ thường xuyên để mẹ can thiệp vào cuộc sống gia đình, thậm chí xem mẹ là người có tiếng nói quyết định hơn cả vợ. Điều này không chỉ gây mâu thuẫn trong hôn nhân mà còn khiến người vợ cảm thấy bị thiếu tôn trọng.

Nghĩa của từ Mama boy là gì?
Mama boy là đứa trẻ không bao giờ chịu lớn và thích sống bám dưới váy mẹ dù bản thân đã lập gia đình.

Để mẹ quản lý tất cả mọi thứ kể cả tiền bạc

Một đặc điểm dễ nhận biết khác là mama boy thường để mẹ kiểm soát tài chính. Từ việc chi tiêu cá nhân đến các kế hoạch tài chính lớn nhỏ, mọi thứ đều phải thông qua mẹ. Điều này không chỉ làm giảm khả năng tự chủ mà còn khiến họ khó trưởng thành trong cuộc sống. Đặc biệt là khi họ đã lập gia đình, họ vẫn để cho mẹ là người quản lý tài chính của mình thay vì là vợ. Điều này cũng dễ dẫn đến sự bất hòa giữa mẹ chồng nàng dâu và hôn nhân dễ rạn nứt.

Ý nghĩa của Mama boy là gì?
Mama boy không chỉ dựa dẫm vào mẹ mà còn giao quyền quản lý mọi thứ kể cả tiền bạc và cuộc sống cho mẹ của mình.

Không quyết đoán

Chính là sự phụ thuộc quá mức vào mẹ mình từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành, khiến cho những anh chàng mama boy không có thói quen tự đưa ra quyết định. Họ luôn cần mẹ hướng dẫn hoặc đợi mẹ đồng ý trước khi làm bất kỳ điều gì. Từ những việc nhỏ như chọn trang phục đến những quyết định lớn trong cuộc sống.

Luôn cảm thấy mình là người có lỗi

Mặc dù, họ luôn được mẹ yêu thương và bao bọc từng ly từng chút nhưng trong thâm tâm của họ lúc nào cũng mang mặc cảm tội lỗi. Chính vì tình yêu và hy vọng người mẹ đặt vào người con trai quá nhiều, nên khiến cho người con trai cảm thấy mệt mỏi với sự đòi hỏi quá cao của người mẹ. Khi họ không đạt được những điều mà mẹ kỳ vọng họ sẽ cảm thấy tội lỗi, chính những mặc cảm tội lỗi này cũng chính là rào cản khiến họ không thể tự lập và luôn ẩn mình trong sự bao bọc của mẹ.

Thiếu kỹ năng trong công việc và cuộc sống

Do được mẹ bảo bọc quá mức, mama boy thường không phát triển được các kỹ năng sống cơ bản. Họ có xu hướng phụ thuộc vào người khác, dẫn đến việc gặp khó khăn trong công việc cũng như các mối quan hệ xã hội.

Đặc điểm của Mama boy là gì?
Vì được mẹ bao bọc nên mama boy là những đứa trẻ “to xác” không có bất kỳ kỹ năng nào trong cuộc sống và công việc.

Mama boy trở nên phổ biến khi nào?

Hiện tượng mama boy không phải là điều mới mẻ, nhưng gần đây nó trở nên phổ biến hơn nhờ sự lan tỏa của các phương tiện truyền thông. Đặc biệt là chương trình truyền hình thực tế “I Love Mama’s Boy” của kênh TLC đã giúp nhiều người có cái nhìn rõ ràng hơn về “mama boy”. Chương trình này đã chia sẻ những câu chuyện đời thực, giúp người xem hiểu rõ hơn về hiện tượng mama boy và giúp các cô gái hình dung được những khó khăn khi hẹn hò với chàng trai này.

Ngoài ra, tại các quốc gia Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã dẫn đến việc các bà mẹ yêu thương và nuông chiều con trai một cách thái quá. Họ coi con trai là “quý tử”, là người “nối dõi tông đường”, nên dành mọi sự quan tâm và kỳ vọng vào con trai hơn con gái. Nhiều bà mẹ thẳng thừng bày tỏ quan điểm yêu thương con trai hơn con gái, khiến cho con trai trở nên phụ thuộc và thiếu tự lập vì sự yêu thương và nuông chiều.

Bên cạnh đó, tại nước ta cũng có một chương trình truyền hình đã gián tiếp đề cập về vấn đề này khi thảo luận về việc một người đàn ông 30 tuổi nhưng vẫn bị mẹ bắt ngủ chung. Mặc dù, anh chàng này không thích, nhưng lại không dám cãi lời mẹ. Thế mới thấy sức ảnh hưởng của người mẹ đã tác động vào người con trai này như thế nào.

Thậm chí, một số phim truyện hay tác phẩm âm nhạc cũng đã nói về tình trạng “mama boy” theo một cách tái hiện đầy chân thực. Ví dụ như bộ phim truyền hình “Sống chung với mẹ chồng” một thời “làm mưa làm gió”. Hay bài hát “Con trai cưng” của Bray miêu tả một cách thực về một đứa con trai được mẹ nuông chiều mà sanh hư, bài hát này cũng đã trở thành một trong những bài “hit” được giới trẻ yêu thích.

Mama boy là gì trong tình yêu?
Hiện tượng “mama boy” ngày nay rất phổ biến, không chỉ trong các tác phẩm nghệ thuật mà còn được phản ánh trên các show truyền hình thực tế.

Nên làm gì khi lỡ yêu một chàng Mama boy?

Nếu bạn đang yêu một chàng mama boy, hãy cân nhắc những cách dưới đây để xây dựng mối quan hệ bền vững hơn:

-Thẳng thắn trao đổi: Nói rõ với anh ấy về những điều bạn cảm thấy chưa hài lòng, đặc biệt là mối quan hệ giữa anh ấy và mẹ. Điều này giúp cả hai hiểu nhau hơn và tìm ra giải pháp hợp lý.

-Khuyến khích anh ấy tự lập: Hỗ trợ anh ấy trong việc phát triển tính tự lập bằng cách để anh tự đưa ra quyết định trong các vấn đề nhỏ trước khi xử lý các việc lớn hơn.

-Thiết lập giới hạn giữa mẹ anh ấy và hai bạn: Đặt ra ranh giới rõ ràng giữa bạn và mẹ anh ấy, để tránh sự can thiệp quá mức của mẹ anh ấy vào cuộc sống riêng của hai người.

-Kiên nhẫn chờ sự trưởng thành của anh ấy: Sự thay đổi không đến trong một sớm một chiều, hãy kiên nhẫn và cho anh ấy thời gian để điều chỉnh và trưởng thành hơn.

Hy vọng với những thông tin mà Shopkiss chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mama boy là gì để giúp bạn nhận diện và ứng xử đúng cách với những chàng “con trai cưng của mẹ”. Nói chung, mama boy không hoàn toàn là tiêu cực, nhưng nếu sự phụ thuộc vào mẹ trở nên thái quá, nó có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân và mối quan hệ tình cảm. Vì thế, các anh chàng mama boy ơi! Hãy học cách cân bằng và thấu hiểu để tạo dựng một mối quan hệ vững chắc, hài hòa giữa bạn và người mình yêu nhé.

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status