Trong xã hội phong kiến xưa và ngay cả trong đời sống hiện đại, quan niệm “môn đăng hộ đối” vẫn luôn gây nhiều tranh cãi và đáng để suy ngẫm. Khái niệm này thường được nhắc đến trong các quy chuẩn về hôn nhân, phản ánh sự phù hợp trong gia thất và địa vị của hai gia đình. Tuy nhiên, quan niệm này liệu còn thực sự quan trọng trong xã hội hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về môn đăng hộ đối là gì và tầm quan trọng của nó trong bài viết sau nhé.
Môn đăng hộ đối là gì? Đây là một quan niệm bắt nguồn từ xã hội phong kiến, dùng để chỉ sự cân xứng giữa hai gia đình về địa vị, gia cảnh và lối sống trong việc dựng vợ gả chồng. Hiểu đơn giản, đây là tiêu chuẩn mà hai gia đình cần đạt được sự tương đồng về gia cảnh, địa vị và của cải để đảm bảo đôi vợ chồng có sự hòa hợp trong hôn nhân.
Môn đăng hộ đối là gì?
Từ thời xa xưa, ông bà ta đã sử dụng câu “môn đăng hộ đối” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tương xứng giữa hai gia đình trong việc kết duyên. Chẳng hạn như các cuộc hôn nhân trong hoàng tộc thường được sắp đặt để duy trì sự ổn định và lợi ích chính trị, hoặc giữa các gia đình danh gia vọng tộc để củng cố vị thế xã hội. Chính sự cân xứng này được xem là yếu tố then chốt để bảo đảm mối quan hệ bền vững, tránh những mâu thuẫn về địa vị và lối sống.
Vậy môn đăng hộ đối là gì? Trong đời sống, “môn đăng hộ đối” được hiểu như sự hòa hợp về môi trường sống, phong tục, gia phong và tiềm lực kinh tế. Những gia đình theo phong cách sống truyền thống, đặt nặng lễ nghi, thường chọn dâu rể từ những gia đình có lối sống tương tự. Việc này nhằm giảm thiểu xung đột trong cuộc sống và đảm bảo hài hòa giữa hai bên.

Nguồn gốc của “môn đăng hộ đối” là từ đâu?
Môn đăng hộ đối bắt nguồn từ câu “môn đương hộ đối” trong tiếng Hán. Dịch theo nghĩa đen trong tiếng Hán, thì câu nói này thường được dùng để chỉ sự tương xứng giữa hai gia đình khi kết thông gia với nhau. Khái niệm này xuất phát từ hình ảnh cánh cửa nhà, trong đó “môn đương” tượng trưng cho địa vị cao sang, còn “hộ đối” biểu thị sự thịnh vượng của gia đình. Cụ thể như sau:
-Môn đương (môn đăng): Là phần bục đỡ trụ cửa bằng đá, thường được gọi là môn chấm thạch hay bão cổ thạch. Người xưa thường dùng môn đương để trang trí cửa hoặc để đánh dấu cấp bậc, địa vị của gia chủ. Đối với quan văn thì môn đương sẽ có hình tròn, quan võ thì sẽ có hình vuông. Số lượng môn đương cũng nói lên cấp bậc quan, quan tam phẩm có 2 môn đương, chính tam phẩm có bốn, nhị phẩm có sáu, nhất phẩm có 8 và cung của vua sẽ có chín môn đương.
-Hộ đối: Đây chính là đôi trụ hình trụ nhô ra sẽ có hình tròn, vuông hoặc lục giác, tượng trưng cho gia tộc thịnh vượng. Số lượng hộ đối được quy định dựa trên cấp bậc, từ thường dân cho đến phú hộ hoặc quan lại. Đối với thường dân sẽ có 1 cặp hộ đối, còn đối với quan lại sẽ có 4 cặp hộ đối trở lên tùy thuộc vào độ rộng của cổng. Gia tộc nào càng thịnh vượng thì tư gia sẽ càng rộng và cổng cũng sẽ to hơn nên để được nhiều hộ đối hơn.

Quan niệm “môn đăng hộ đối” có thực sự quan trọng hay không?
Ngày nay, nhiều người vẫn cho rằng việc kết hôn là chuyện đại sự cả đời người, nên quan niệm “môn đăng hộ đối” rất quan trọng khi thành gia lập thất. Vì nếu như không lấy đúng người có cùng tầng lớp, tư duy và lối sống phù hợp thì cả hai sẽ rất khó để thấu hiểu và hòa hợp với nhau.
Tuy nhiên, quan niệm này vẫn vấp phải nhiều tranh cãi, vì thời xưa so với thời nay không hề giống nhau. Có thể thời xưa quan niệm này quan trọng, nhưng thời nay quan niệm này đã không còn phù hợp, việc dựng vợ gả chồng phải dựa trên nhiều yếu tố, không phải chỉ có gia cảnh tương xứng là được.
Đối với thời xưa
Trong xã hội phong kiến, việc kết hôn luôn phải tuân theo quy tắc nghiêm ngặt về “môn đăng hộ đối”. Quy tắc này không chỉ ảnh hưởng đến những gia đình quyền quý mà còn tác động sâu sắc đến đời sống cá nhân và xã hội. Những gia đình thuộc tầng lớp quý tộc thường xem “môn đăng hộ đối” là tiêu chí quan trọng để đảm bảo mối quan hệ hôn nhân không chỉ bền vững mà còn góp phần củng cố địa vị và quyền lợi của gia tộc.
Còn ở tầng lớp bình dân, quy tắc này cũng giúp duy trì sự ổn định trong cộng đồng, tránh các mâu thuẫn về giai cấp hoặc tài sản. Chính vì vậy, “môn đăng hộ đối” không chỉ phản ánh quan niệm hôn nhân mà còn là biểu hiện của sự cân bằng xã hội trong thời đại phong kiến. Gia đình nghèo thì không dám nghĩ đến gia đình giàu, gia đình quan lại thì không kết giao với người bình dân. Đây là quy chuẩn nhằm đảm bảo sự hài hòa và địa vị trong xã hội.

Đối với ngày nay
Trong xã hội hiện đại, quan điểm về môn đăng hộ đối đã thay đổi rất nhiều. Tình yêu đích thực thường được coi trọng hơn các yếu tố về địa vị hay tài sản. Tuy nhiên, việc tìm kiếm sự hòa hợp về văn hóa, giá trị và mục tiêu sống giữa hai người vẫn là yếu tố quan trọng để đảm bảo một cuộc hôn nhân hòa hợp và bền vững.
Ngày nay, “môn đăng hộ đối” không còn bị hiểu theo nghĩa đen cứng nhắc, mà được mở rộng ra nhiều khía cạnh khác nhau như sự tương đồng về tư duy, cách nhìn nhận cuộc sống và định hướng tương lai. Điều này giúp các cặp đôi dễ dàng đồng hành và hỗ trợ nhau trong suốt hành trình hôn nhân, đặc biệt là trong việc nuôi dạy con cái và xây dựng gia đình.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết của Shopkiss, đã giúp bạn hiểu rõ hơn về môn đăng hộ đối là gì và giá trị của quan niệm này trong đời sống hiện đại. Dù là trong xã hội phong kiến hay thời nay, sự tương xứng giữa hai gia đình vẫn đóng vai trò nhất định trong việc xây dựng một mối quan hệ bền vững. Tuy nhiên, tình yêu, sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau mới thực sự là nền tảng quan trọng nhất cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.