Tình yêu luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong văn hóa và tín ngưỡng của nhiều dân tộc. Trong số những ngày lễ gắn liền với tình yêu, ngày Thất Tịch là một trong những ngày đặc biệt nhất, mang theo câu chuyện huyền thoại về tình yêu thủy chung của Ngưu Lang và Chức Nữ. Vậy ngày Thất Tịch là gì? Không chỉ phổ biến tại Việt Nam mà còn được kỷ niệm rộng rãi ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục đặc trưng của ngày lễ này nhé!
Ngày Thất Tịch là gì? Ngày Thất Tịch diễn ra vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Tại Việt Nam, ngày này còn được biết đến với cái tên “ngày ông Ngâu bà Ngâu” vì thường xuất hiện những cơn mưa ngâu, được cho là nước mắt đoàn tụ của Ngưu Lang và Chức Nữ sau một năm xa cách. Vì thế, ngày này cũng thường được gọi là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau.
Ngày Thất Tịch là gì?
Hằng năm, cứ vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, nước ta lại có một ngày lễ ý nghĩa về tình yêu, đó chính là Ngày Thất Tịch. Đây không chỉ là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa phương Đông mà còn được xem là biểu tượng của tình yêu chung thủy. Vậy ngày Thất Tịch là gì? Tại Việt Nam, ngày Thất Tịch còn được gọi bằng cái tên thân thuộc là “ngày ông Ngâu bà Ngâu”, gắn liền với truyền thuyết cảm động về Ngưu Lang – Chức Nữ.
Tương truyền rằng vào ngày này, trời sẽ cho những chú quạ bắt thành câu Ô Thước để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp lại nhau. Cũng vào ngày nay, trời thường xuất hiện những cơn mưa ngâu, người ta cho rằng đó chính những giọt nước mắt hạnh phúc của đôi tình nhân khi được đoàn tụ sau một năm xa cách. Không chỉ ở Việt Nam, ngày Thất Tịch còn được kỷ niệm tại nhiều quốc gia châu Á với những tên gọi và phong tục khác nhau.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thất Tịch
Từ xa xưa, nhiều nền văn hóa đã có những câu chuyện, truyền thuyết và ngày lễ riêng để tôn vinh tình yêu đôi lứa. Trong số đó, ngày Thất Tịch là một trong những dịp đặc biệt gắn liền với truyền thuyết về Ngưu Lang và Chức Nữ. Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc về tình yêu chung thủy, ngày lễ này còn phản ánh những nét đẹp văn hóa độc đáo của nhiều quốc gia châu Á.
Ở Việt Nam
Ngày lễ Thất Tịch gắn liền với truyền thuyết về chuyện tình đầy bi thương giữa Ngưu Lang và Chức Nữ. Đây là một câu chuyện dân gian có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó được biết đến với tên gọi Ông Ngâu – Bà Ngâu và trở thành một phần trong văn hóa dân gian của người Việt.
Chuyện kể rằng, Ngưu Lang là một chàng trai hiền lành, được giao nhiệm vụ chăn trâu trên trời. Chức Nữ là nàng tiên dệt vải, chăm chỉ và khéo léo. Trong một lần tình cờ gặp gỡ, hai người đem lòng yêu nhau. Tuy nhiên, vì quá mải mê với tình yêu, họ xao nhãng công việc của mình.
Điều này khiến Ngọc Hoàng tức giận và ra lệnh chia cắt hai người bằng dòng sông Ngân Hà, chỉ cho phép họ gặp nhau một lần duy nhất vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, đàn quạ sẽ bay đến, kết thành cây cầu Ô Thước bắc qua sông, giúp đôi uyên ương đoàn tụ.
Tương truyền rằng, mỗi khi gặp lại, họ khóc vì hạnh phúc, những giọt nước mắt ấy rơi xuống trần gian tạo thành những cơn mưa ngâu. Chính vì thế, dân gian gọi ngày này là ngày Ông Ngâu – Bà Ngâu, đồng thời xem đây là ngày thể hiện tình yêu chung thủy, sâu sắc của đôi lứa. Ngoài ra, ngày Thất Tịch ở Việt Nam còn mang ý nghĩa cầu chúc hạnh phúc, bình an và gia đình sung túc.
Bên cạnh đó, có tài liệu ghi lại rằng, vào thời vua Lê Thánh Tông (1054 – 1072), nhà vua đã đến chùa Hà (Hà Nội) vào ngày 7 tháng 7 để cầu tự. Sau đó, ông sinh được Thái tử Càn Đức, người nối ngôi vua sau này. Vì vậy, ngày này không chỉ mang ý nghĩa về tình yêu mà còn gắn liền với sự cầu mong phúc lộc, con đàn cháu đống.

Ở Trung Quốc
Như đã nói ở trên, ngày Thất Tịch chính là ngày lễ tình yêu, bắt nguồn từ Trung Quốc. Do đó, ngày này cũng là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng ở Trung Quốc, còn được gọi với nhiều cái tên như Lễ hội Trùng Thất, Khất Xảo Tiết hay Xảo Tịch.
Trong văn hóa Trung Hoa, vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch, các cô gái chưa lập gia đình sẽ trưng bày những vật dụng mà họ tự tay làm ra và cầu nguyện để có đôi tay khéo léo, giỏi nữ công gia chánh như dệt vải, thêu thùa, may vá. Với mong muốn sẽ tìm được một tình yêu đẹp như Ngưu Lang – Chức Nữ và có được một người chồng tốt.
Ở Nhật Bản
Tại Nhật Bản, ngày Thất Tịch được biết đến với tên gọi lễ Tanabata, kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ là sao Chức Nữ) và Hikoboshi (Ngạn Tinh là sao Ngưu Lang). Một trong những phong tục đặc trưng của ngày này là viết những điều ước lên các tấm giấy đầy màu sắc Tanzaku và treo lên cành trúc trước cửa nhà. Người Nhật tin rằng, những điều ước này sẽ thành hiện thực. Ngoài ra, họ còn đến các đền thờ để cầu may mắn và hạnh phúc trong tình duyên.

Ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, ngày Thất Tịch được gọi là lễ Chilseok và mang ý nghĩa đặc biệt hơn so với các nước khác. Đây không chỉ là ngày tôn vinh tình yêu mà còn là dịp để người dân cầu mong sức khỏe dồi dào và mùa màng thuận lợi.
Do diễn ra vào mùa mưa, là thời điểm kết thúc những ngày nắng nóng khắc nghiệt, người Hàn tin rằng tắm mưa vào ngày Chilseok sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, họ còn có truyền thống thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì như bánh hấp, mì sợi hay bánh bí đỏ, bởi đây được xem là thời điểm lúa mì có hương vị ngon nhất trong năm.

Phong tục trong ngày Thất tịch ở mỗi quốc gia
Ngày Thất Tịch không chỉ là một ngày mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa phương Đông mà còn được tổ chức với những phong tục đa dạng ở nhiều quốc gia. Mỗi nơi lại có cách đón mừng ngày này theo những tập tục riêng, phản ánh nét đặc trưng của từng nền văn hóa.
Phong tục ngày Thất tịch ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngày Thất Tịch không chỉ là dịp để nhắc nhớ về câu chuyện tình Ngưu Lang – Chức Nữ mà còn là ngày đặc biệt dành cho những người đang yêu và mong cầu tình duyên. Một trong những phong tục đặc trưng của ngày này là ăn chè đậu đỏ. Theo quan niệm dân gian, những ai còn độc thân nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ sớm tìm được nửa kia của mình, còn những cặp đôi yêu nhau khi cùng ăn món này sẽ có tình cảm bền chặt, lâu dài.

Ngoài ra, nhiều người trẻ thường đến chùa vào ngày này để cầu duyên, mong tìm được một tình yêu chân thành hoặc giữ gìn hạnh phúc trong mối quan hệ của mình. Một số ngôi chùa linh thiêng được giới trẻ tìm đến nhiều vào ngày Thất Tịch có thể kể đến như chùa Hà (Hà Nội) hay chùa Ngọc Hoàng (TP. Hồ Chí Minh).
Phong tục ngày Thất tịch ở Trung Quốc
Lễ Thất Tịch ở Trung Quốc mang ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và sự khéo léo. Vào ngày này, các cô gái trẻ thường tham gia các hoạt động để thể hiện sự đảm đang, như thi thêu thùa, dệt vải hoặc xâu kim chỉ trong bóng tối. Ngoài ra, còn có một phong tục đó là vào ngày này, các cô gái sẽ thả cây kim vào chén nước, sao cho kim nổi trên mặt nước mà không chìm. Họ tin rằng nếu cây kim nổi thì họ sẽ có được sự thông minh, khéo léo và một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc.
Bên cạnh đó, một phong tục phổ biến khác là cầu nguyện cho tình duyên tại các đền thờ hoặc dưới ánh trăng. Một số nơi còn tổ chức nghi lễ thả hoa đăng trên sông để gửi gắm những điều ước về tình yêu và hạnh phúc.

Phong tục ngày Thất tịch ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, ngày Thất Tịch được gọi là lễ Tanabata, gắn liền với phong tục viết điều ước lên những tấm giấy ngũ sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc. Người Nhật tin rằng, nếu trời quang đãng vào ngày này, điều ước của họ sẽ trở thành hiện thực.
Ngoài ra, lễ Tanabata cũng được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc như diễu hành, trình diễn nghệ thuật và thả đèn lồng. Một số thành phố lớn như Sendai hay Hiratsuka còn tổ chức các lễ hội hoành tráng thu hút hàng ngàn du khách tham gia.

Phong tục ngày Thất tịch ở Hàn Quốc
Trong ngày Thất Tịch hay lễ Chilseok, người Hàn Quốc sẽ có phong tục tắm dưới mưa, vì họ tin rằng, nếu tắm nước mưa vào ngày này, họ sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. Ngoài ra, họ còn có phong tục thường thưởng thức những món ăn làm từ lúa mì như bánh hấp, mì lạnh và bánh bí đỏ. Những món ăn này không chỉ mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe mà còn tượng trưng cho sự sung túc và may mắn trong cuộc sống.
Ngày Thất tịch không nên làm những việc gì?
Ngày Thất Tịch không chỉ là dịp để tôn vinh tình yêu mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh. Vì thế, theo quan niệm dân gian, có một số điều kiêng kỵ trong ngày này mà mọi người nên tránh để không gặp xui xẻo, đặc biệt là trong chuyện tình cảm.
Tránh cưới hỏi
Dù Thất Tịch là ngày tôn vinh tình yêu, nhưng theo quan niệm phương Đông, đây lại không phải là thời điểm tốt để tổ chức đám cưới. Bởi lẽ, truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ phải chịu cảnh chia ly quanh năm, chỉ được gặp nhau một lần vào ngày này. Điều này khiến nhiều người tin rằng kết hôn vào ngày Thất Tịch có thể mang đến sự xa cách hoặc trắc trở trong hôn nhân.
Không nên xây nhà
Theo quan niệm phong thủy, tháng 7 âm lịch là tháng “cô hồn”, là thời gian mà vong hồn, ma quỷ được tự do đi lại ở nhân gian. Vì thế, tháng 7 âm lịch không phải là thời điểm tốt để khởi công xây dựng nhà cửa. Việc động thổ hoặc tiến hành xây dựng có thể khiến gia chủ gặp khó khăn, dễ xảy ra bất hòa trong gia đình hoặc công việc không thuận lợi. Nếu có kế hoạch xây nhà, nên chọn ngày khác phù hợp hơn để đảm bảo may mắn và bình an.
Không nên làm việc xấu
Thất Tịch là ngày gắn liền với tình yêu, lòng chung thủy và hạnh phúc. Vì vậy, trong ngày này, người ta tin rằng không nên làm điều xấu, gây tổn hại đến người khác, vì có thể ảnh hưởng đến vận khí và nhân duyên của chính mình. Thay vào đó, hãy làm nhiều việc thiện, giúp đỡ người khác để tích đức và gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.
Hy vọng qua bài viết của Shopkiss, bạn đã hiểu rõ ngày Thất Tịch là gì và những phong tục đặc trưng của ngày này tại các nước. Ngày Thất Tịch không chỉ là một ngày lễ mang ý nghĩa tình yêu mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa của nhiều quốc gia châu Á. Dù cách tổ chức khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một điểm là hướng đến những điều tốt đẹp trong tình yêu và cuộc sống.