Giỏ hàng
1 1,699,000

Tổng cộng : 1,699,000

View Cart Thanh toán

Tư vấn online

Hỗ trợ đổi sản phẩm lỗi

0933828779 | Góp Ý DV: 0912379975
0933828779
Góp Ý DV: 0912379975
Shop Kiss > Tin hữu ích > Tuổi dậy thì > Kin hi tua ma đăm là gì? Bạn đã hiểu đúng về câu nói này?
Kin hi tua ma đăm là gì?
October 2nd, 2024

Kin hi tua ma đăm là gì? Bạn đã hiểu đúng về câu nói này?

Ngôn ngữ là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa của mỗi dân tộc, phản ánh tư duy, phong tục và truyền thống của họ. Đối với người Tày, có rất nhiều câu nói, thành ngữ mang đậm bản sắc riêng. Trong đó, câu nói “Kin hi tua ma đăm” từng được nhiều người hiểu nhầm là “ăn rằm tháng Bảy”. Tuy nhiên, sự thật về ý nghĩa của câu nói này lại khác xa với suy nghĩ phổ biến. Vậy Kin hi tua ma đăm là gì? Và tục lệ “ăn rằm tháng Bảy” của người Tày – Nùng thực sự được gọi là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Kin hi tua ma đăm là gì? Thật ra, trước giờ chúng ta vẫn thường hay hiểu câu nói “Kin hi tua ma đăm” của tiếng Tày nghĩa là “ăn rằm tháng bảy”. Tuy nhiên, khi được hỏi người dân bản xứ, thì câu nói “Kin hi tua ma đăm” là một câu nói có phần hơi tục tĩu, có thể hiểu nôm na là “ăn loz con chó đen” với từ “loz” là cách nói lóng của “vùng kín phụ nữ”. Còn đối với tục lệ “ăn rằm tháng bảy” thì đúng tiếng Tày sẽ là “Kin tết bươn chét”.

Kin hi tua ma đăm là gì?

Trước nay, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng “Kin hi tua ma đăm” nghĩa là “ăn rằm tháng Bảy”. Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số người dân tộc Tày, đây thực chất là một câu nói tục tĩu, mang ý nghĩa chửi bậy, không phải cách gọi của phong tục hay lễ nghi gì cả. Vậy dịch ra đúng tiếng Việt thì kin hi tua ma đăm là gì? Trong tiếng Tày, “kin hi tua ma đăm” là một câu nói chửi tục, được hiểu nôm na là “ăn loz con chó đen”, với “loz” là từ lóng nói về “vùng kín” của nữ giới.

Theo bạn Hoàng Vương, một người dân tộc Tày sinh sống tại Cao Bằng, cụm từ này mang ý nghĩa khá nhạy cảm và thường được sử dụng như một câu nói bậy. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ phân tích nghĩa của từng chữ trong câu nói này như sau:

-Kin: nghĩa là “ăn”

-Hi: nghĩa là “vùng kín của nữ”

-Tua: nghĩa là “con”

-Ma: nghĩa là “chó”

-Đăm: nghĩa là “màu đen”

Vì thế, khi ghép 5 chữ này lại thì có thể dịch ra là “ăn loz con chó đen”, đây là một câu chửi tục mang tính chất trêu chọc nhau của người dân tộc. Một số người dùng câu nói này. Để trêu chọc bạn bè người Kinh nên đã dịch sai nghĩa của câu nói này thành “ăn rằm tháng Bảy”. Do đó, đã khiến nhiều người Kinh hiểu sai về ý nghĩa thực sự của câu nói.

Sự nhầm lẫn giữa hai cụm từ này có thể bắt nguồn từ cách phát âm hoặc thiếu hiểu biết về ngôn ngữ Tày – Nùng. Vì vậy, khi sử dụng ngôn ngữ của một dân tộc khác, chúng ta cần hết sức cẩn trọng để tránh gây hiểu lầm hoặc vô tình xúc phạm đến người khác. Còn đối với phong tục “ăn rằm tháng bảy” thì trong tiếng Tày đúng sẽ là “Kin tết bươn chét” hoặc “Kin chất bươn chét” tùy theo vùng miền.

Nghĩa đúng của Kin hi tua ma đăm là gì?
Kin hi tua ma đăm là gì? Kin hi tua ma đăm là một câu nói tục thường được dùng để trêu chọc nhau, dịch ra có nghĩa là “ăn loz con chó đen”.

Khám phá phong tục “Ăn rằm tháng bảy” của người Tày – Nùng

Đối với dân tộc Tày – Nùng, rằm tháng bảy không chỉ là một ngày lễ lớn mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về cội nguồn và lòng biết ơn. Đây là dịp để con cháu tưởng nhớ tổ tiên, sum họp gia đình và cầu mong những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

“Ăn rằm tháng Bảy” của người Tày – Nùng còn gắn liền với Lễ Hội Pay Tái hay còn gọi là Tết Pay Tái. Câu nói “Tết tháng Giêng hẹn từ tháng Bảy” của người Cao Bằng phản ánh rõ tầm quan trọng của ngày lễ này. Đối với họ thì Lễ Pay Tái được xem là một trong ba ngày lễ quan trọng nhất trong năm, bên cạnh Tết Nguyên đán và Tết thanh minh.

Sở dĩ Pay Tái cũng được gọi là Tết vì khi đến lễ này, người dân tộc Tày – Nùng sẽ tổ chức lễ hội và ăn mừng rất lớn, kéo dài nhiều ngày liền giống như “ăn Tết”, từ ngày 10/7 đến ngày 15/7 âm lịch hằng năm. Vào dịp này, con cháu dù đi làm ăn xa cũng cố gắng trở về quê hương để quây quần bên gia đình. Ngoài việc dâng hương tưởng nhớ tổ tiên, đây còn là cơ hội để con cháu báo hiếu cha mẹ, ông bà bằng những mâm cỗ đầy đặn và những lời chúc tốt đẹp.

Ý nghĩa của Kin hi tua ma đăm là gì?
“Ăn rằm tháng bảy” là một phong tục diễn ra trong lễ hội Pay Tái của người Tày – Nùng.

Ngoài ra, người Cao Bằng còn có phong tục “Pây Tái”, hay còn gọi là tục thăm hỏi và tặng quà cho cha mẹ vợ. Vào dịp này, những người con gái đã đi lấy chồng sẽ trở về nhà thăm cha mẹ đẻ, mang theo lễ vật biếu tặng, thường là một cặp vịt béo cùng với mười đôi bánh gai. Trong những ngày này, cả gia đình sum họp bên mâm cơm ấm cúng, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống như vịt quay lá mắc mật ăn kèm bún trắng, hay canh vịt nấu măng thơm ngon.

Phong tục này không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên mà còn góp phần vun đắp tình cảm gia đình và cộng đồng. Đặc biệt, Pây Tái diễn ra vào tháng 7 âm lịch, thời điểm trùng với lễ Vu Lan báo hiếu, tạo cơ hội để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và hiếu kính với cha mẹ. Đồng thời, cũng là dịp để con rể thể hiện sự tôn trọng với gia đình vợ. Nhờ vậy, tình thân trong gia đình, họ hàng thêm bền chặt và gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Nguồn gốc của Kin hi tua ma đăm là gì?
Tục “pay tái” hay là tục thăm và biếu quà cho cha mẹ vợ cũng là một tục cổ truyền trong dịp tháng bảy âm lịch của người Tày – Nùng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Pay Tái và tục lệ “Ăn rằm tháng bảy”

Phong tục “ăn rằm tháng bảy” trong văn hóa Tày – Nùng không chỉ đơn thuần là một phong tục tưởng nhớ tổ tiên mà còn gắn liền với đời sống lao động sản xuất của người dân. Rằm tháng bảy thường diễn ra sau khi vụ lúa chiêm và vụ ngô đã được thu hoạch, đồng thời vụ mùa mới cũng đã được cấy xong. Đây là thời điểm công việc đồng áng trở nên nhẹ nhàng hơn, cho phép người dân tổ chức những bữa tiệc để cảm tạ tổ tiên và cầu mong một vụ mùa bội thu.

Ngoài ra, rằm tháng bảy còn mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt đối với người Tày – Nùng. Theo truyền thuyết, đây là dịp để tưởng nhớ những chiến binh của nghĩa quân Nùng Trí Cao, một anh hùng dân tộc Tày sống vào thế kỷ XI. Trong một trận chiến ác liệt tại Tổng Quỷ (gần cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hòa, Cao Bằng), nhiều binh lính của ông đã hy sinh. Để tưởng nhớ họ, người dân đã lấy ngày 14/7 âm lịch hằng năm làm ngày giỗ chung và thường làm bánh gai để cúng.

Bánh gai (hay còn gọi là “péng tái”) được chọn làm lễ vật cúng tế vong linh binh lính vì nó mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Tên gọi “péng tái” có thể dịch ra là “bánh đưa đường”, gợi nhớ đến việc người dân xưa từng làm bánh gai để tiếp tế cho quân lính trong những ngày chiến đấu gian khổ. Tục lệ này không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên mà còn thể hiện sự đoàn kết và lòng yêu nước.

Phong tục Kin hi tua ma đăm là gì?
Trong dịp lễ này, vào ngày 14/7 người dân Tày – Nùng thường gói bánh “péng tái” hay còn gọi là bánh gai để cúng cho các linh hồn chiến sỹ đã hy sinh.

Như vậy, câu nói “Kin hi tua ma đăm” thực chất không liên quan gì đến tục lệ “ăn rằm tháng Bảy” mà chỉ là một câu nói tục, thường bị hiểu sai do phát âm và sự khác biệt vùng miền. Shopkiss mong rằng, với những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu đúng về nghĩa của câu nói Kin hi tua ma đăm là gì và biết thêm được những phong tục văn hóa đặc trưng vào “rằm tháng Bảy” của người dân tộc Tày – Nùng.

Tin Liên Quan

DMCA.com Protection Status