Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau vi khuẩn gây ra sâu răng ở người. Thống kê cho thấy hơn 50% tổng dân số toàn cầu nhiễm loại vi khuẩn này mà không hề hay biết. Vậy vi khuẩn HP là gì? Loài vi sinh vật nhỏ bé này có gây nguy hiểm tới sức khỏe chúng ta hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin bổ ích từ bài viết nhé!
Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn HP có tên gọi khoa học là Helicobacter Pylori. Đây là chủng vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn này là tác nhân chính gây ra những cơn đau dạ dày mãn tính như viêm loét dạ dày, tá tràng và đặc biệt là ung thư dạ dày.
Vậy loài vi khuẩn này lây lan bằng những con đường nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi những chia sẻ dưới đây.
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là gì có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi hay tin mình bị nhiễm khuẩn HP. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, HP là tên viết tắt của loại vi khuẩn Helicobacter Pylori. Đây là loài vi sinh vật sinh sôi và phát triển trong hệ tiêu hóa của con người. Đặc biệt tập trung chủ yếu ở dạ dày. Chúng tồn tại một cách âm thầm và lặng lẽ nhưng lại chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Vậy tại sao loài vi sinh vật này có thể tồn tại trong môi trường dạ dày? Một số nghiên cứu cho thấy, ở môi trường axit như trong dạ dày con người, vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra enzyme Urease giúp chúng trung hòa nồng độ acid.
H.Pylori xâm chiếm dạ dày, gây ra bệnh viêm dạ dày kéo dài, loét tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày. Hầu hết những người nhiễm khuẩn HP ít có triệu chứng lâm sàng, cho đến khi làm các xét nghiệm phân, sinh khiết, nội soi dạ dày,..mới phát hiện.
Ai có nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP?
H.Pylori có khả năng lây nhiễm ở mọi đối tượng. Bất kỳ giới tính, độ tuổi nào cũng có thể nhiễm khuẩn HP bởi ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt, chất lượng sống và khu vực địa lý. Thống kê trên thế giới có hơn 50% số người nhiễm H.Pylori.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm H.Pylori hơn các đối tượng khác. Bởi người lớn hay có thói quen hôn môi, mớm thức ăn cho trẻ. Mặt khác, nhiều trẻ cũng chưa ý thức được vấn đề giữ vệ sinh sạch sẽ trước khi cho thức ăn vào miệng. Từ đó, làm quá trình lây nhiễm khuẩn H.Pylori dễ dàng hơn.
Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao nhưng nhiễm HP thường không có triệu chứng rõ ràng vì thế rất khó nhận biết.
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua những con đường nào?
HP hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Các bác sĩ cho biết, khuẩn HP lây lan chủ yếu bằng 3 con đường:
Lây lan qua đường miệng – miệng
Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất của khuẩn H.Pylori. Lây lan do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì nguy cơ những người xung quanh bị nhiễm là rất cao.
Ngoài ra, những hành động khiến khuẩn HP dễ lây lan qua đường miệng với miệng là hôn môi, mẹ bị HP mớm thức ăn cho con, dùng chung muỗng đũa khi ăn,…
Lây lan qua đường phân – miệng
Helicobacter Pylori sinh sôi và phát triển trong hệ tiêu hóa nên khả năng chúng tồn tại trong phân của người bệnh là rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến khuẩn HP lây lan trong cộng đồng.
Vi sinh vật đào thải trong phân tồn tại trong nguồn nước sinh hoạt. Cộng thêm thói quen hay ăn thực phẩm sống, không ăn chín uống sôi hoặc không rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn là điều kiện giúp khuẩn HP xâm nhập vào hệ tiêu hóa.
Một số con đường lây nhiễm khác
Ngoài 2 con đường lây nhiễm chính, nhiễm khuẩn H.Pylori còn có thể lây lan bằng một số con đường như: dùng chung dụng cụ nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,…Do đó, việc vệ sinh tiệt trùng các dụng cụ y khoa sau xét nghiệm là điều rất cần thiết để tránh lây nhiễm HP trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, HP cũng có khả năng lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Thông qua các hành động hôn nhau, dịch tiết nước bọt của người nhiễm HP có thể truyền cho người lành. Một số cặp đôi có thói quen quan hệ bằng miệng, bằng đường hậu môn cũng là nguyên nhân khiến H.Pylori lây lan qua đường tình dục.
Làm sao để biết cơ thể bạn có nhiễm HP hay không?
Như những thông tin đề cập ở trên, nhiễm HP ít có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng. Thông thường, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu,…Nếu bạn có gặp những tình trạng này, tốt nhất nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất.
Tại đây, các bác sĩ sẽ dùng một số phương pháp y khoa để giúp bạn phát hiện vi khuẩn HP như:
Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân sẽ được tiến hành nội soi dạ dày, tá tràng, sau đó đánh giá tình trạng viêm loét. Đồng thời, bác sĩ sẽ lấy thêm một mẫu mô sinh thiết để tiến hành kiểm tra urease nhanh.
Phương pháp không xâm lấn: Với phương pháp này, người bệnh có thể biết mình nhiễm H.Pylori mà không cần tiến hành nội soi dạ dày bằng 3 cách: kiểm tra hơi thở, xét nghiệm phân và xét nghiệm máu để tìm kháng thể kháng HP.
Nhiễm khuẩn HP có gây nguy hiểm tới sức khỏe không?
Chính vì mức độ phổ biến của vi khuẩn H.Pylori nên nhiều người chủ quan rằng đây là chủng vi sinh vật không gây nguy hiểm. Những biến chứng thống kê dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về mức độ nguy hiểm của chủng vi khuẩn này.
Số liệu thống kê cho thấy:
– Hơn 90% bệnh nhân loét tá tràng nhiễm khuẩn HP
– 70% người bệnh viêm loét dạ dày tồn tại khuẩn HP trong cơ thể
– Trên 50% người bị hội chứng khó tiêu nhiễm H.Pylori
– Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày có liên quan tới chủng vi sinh vật này.
Nhiễm khuẩn HP cũng là tác nhân chính gây nên căn bệnh nan y ung thư dạ dày. Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị và tỷ lệ tử vong lên đến 100%. Bên cạnh đó, những triệu chứng từ viêm loét dạ dày còn gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cơ thể không đủ dưỡng chất dẫn đến suy nhược, sức đề kháng yếu, tạo điều kiện cho các bệnh lý phát triển nhanh và nghiêm trọng hơn.
Do đó, nhiễm khuẩn HP là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng trầm trọng về sau.
Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn H.Pylori
Ngày nay, phương pháp điều trị nhiễm khuẩn HP phổ biến nhất là sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc làm giảm tiết acid dịch vị. Việc dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn vị giác, phân đen, tiêu chảy,…
Điều trị diệt khuẩn H.Pylori được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu và các người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm đã được điều trị.
Làm thế nào để phòng tránh nhiễm khuẩn HP?
Hiện nay, chưa có vaccine phòng ngừa chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori và cũng không có thuốc đặc trị. Chỉ có thể tiêu diệt chúng bằng phác đồ điều trị thuốc kháng sinh.
Hầu hết chúng ta đều tồn tại khuẩn H.Pylori trong hệ tiêu hóa. Nhưng tùy thuộc vào mật độ ít hay nhiều mà có nguy hiểm hay không. Với những trường hợp vi khuẩn HP tồn tại ít thì không quá ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngược lại, mật độ H.Pylori nhiều sẽ gây ra bệnh lý dẫn đến biến chứng nghiêm trọng khó điều trị hơn.
Vì thế, để hạn chế chủng vi sinh vật này sinh sôi và phát triển, bạn cần thay đổi một số thói quen hàng ngày như:
– Thường xuyên bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn này sẽ tiết chế sự phát triển của chủng HP và hỗ trợ cơ thể tăng cường sức đề kháng.
– Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh: ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm tái, sống; rửa tay bằng xà phòng say khi đi vệ sinh và trước khi ăn là cách giúp bạn hạn chế lây nhiễm HP từ nguồn lây cộng đồng.
– Không quan hệ tình dục bừa bãi. Khi quan hệ bằng miệng hay bằng đường hậu môn, bạn nên sử dụng bao cao su và màng chắn âm đạo. Những sản phẩm này sẽ giúp bạn hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết có chứa vi khuẩn nếu chẳng may đối tác nhiễm H.Pylori.
– Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên hạn chế hôn môi, mớm thức ăn cho trẻ. Dạy trẻ biết cách giữ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cầm nắm thức ăn.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện khuẩn HP trong cơ thể là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm mà Helicobacter Pylori gây ra.
Hy vọng với những thông tin mà Shopkiss chia sẻ, bạn đọc đã biết được chủng vi khuẩn HP là gì. Cũng như một số con đường lây nhiễm để bạn có thể chủ động phòng tránh lây lan khuẩn HP trong cộng đồng. Mặc dù những vi sinh vật bé nhỏ này nếu tồn tại ở số lượng ít sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng nếu chủ quan và để chúng phát triển thành số lượng lớn thì nguy cơ đối mặt với những bệnh lý về dạ dày là hoàn toàn có thể.