Giỏ hàng
0 0
  • Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Tư vấn online

Hỗ trợ đổi sản phẩm lỗi

0933828779 | Góp Ý DV: 0912379975
0933828779
Góp Ý DV: 0912379975
Shop Kiss > Tin hữu ích > Kiến thức giới tính > Cấu tạo của âm đạo và những điều cần biết về nơi bí ẩn này
Cấu tạo của âm đạo như thế nào
October 23rd, 2019

Cấu tạo của âm đạo và những điều cần biết về nơi bí ẩn này

Như chúng ta đã biết, âm đạo chính là một bộ phận quan trọng nằm trong cơ quan sinh dục phái nữ. Bộ phận này đảm nhiệm rất nhiều chức năng như là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc quan hệ tình dục, là “con đường” giúp kinh nguyệt chảy ra ngoài mỗi tháng và cũng chính là “con đường” đưa những sinh linh bé bỏng chào đời. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi cấu tạo của âm đạo như thế nào mà lại đảm nhiệm nhiều chức năng như thế chưa?

Nếu bạn cũng đang có thắc mắc đó trong đầu thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tất tần tật về bộ phận bí ẩn này nhé.

Tìm hiểu về vị trí và cấu tạo của âm đạo như thế nào?

Âm đạo là gì có cấu tạo như thế nào?

Theo giải phẫu học, âm đạo hay còn được bằng cái tên ẩn dụ là “cô bé”, đây là một phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ, có hình dạng như một đường ống hẹp. Nó được cấu tạo bởi các cơ và bắt đầu từ được nối từ phần cổ tử cung kéo dài ra đến bên ngoài cơ thể của phái nữ.

Cách cửa âm đạo khoảng 1 – 3cm sẽ có một lớp màng mỏng chắn ngang, ngăn cách giữa bên trong với bên ngoài cơ thể, lớp màng này có tên là màng trinh. Tuy có nhiệm vụ bảo vệ âm đạo nhưng màng trinh rất dễ bị rách khi có tác động ngoại lực hoặc khi phái nữ quan hệ tình dục lần đầu.

Khi nói về âm đạo, nhiều người thường lầm tưởng rằng âm đạo là tên gọi chung của bộ phận sinh dục nữ bao gồm cơ quan bên trong và cả các cơ quan bên ngoài như các môi âm hộ và âm vật. Tuy nhiên, theo phân chia thì các môi bé, môi lớn và âm vật là thuộc cấu tạo của âm hộ. Âm đạo chỉ là khu vực đường ống phía bên trong nối liền giữa âm hộ và tử cung.

Cấu tạo của âm đạo vô cùng phức tạp
Cấu tạo của âm đạo vô cùng phức tạp với một đầu được nối liền với cổ tử cung và đầu còn lại thông ra ngoài cơ thể.

Về cơ bản, âm đạo được cấu tạo gồm 3 lớp:

Lớp thành âm đạo: Đây là lớp ngoài cùng, có dạng lưới và đặc tính khá trơn, bao gồm niêm mạc và các mô sinh học chứa rất nhiều dây thần kinh. Đó là lý do vì sao khi quan hệ thành âm đạo được cọ xát lại khiến phái nữ sung sướng.

Lớp giữa âm đạo: Lớp này có cấu tạo là một lớp cơ tròn nội mô yếu và được bao bọc bởi một lớp cơ mạnh mẽ hơn bên ngoài, có chức năng co bóp khi quan hệ tình dục hoặc trong quá trình sanh nở.

Lớp trong âm đạo: Lớp trong cùng của âm đạo là một lớp bao gồm các mô liên kết bên ngoài kết hợp với lớp mô chứa mạch máu, dây thần kinh và mạch bạch huyết.

Nhờ vào cấu tạo nhiều lớp như thế nên “cô bé” có khả năng co giãn khá tốt tùy thuộc vào từng trường hợp. Ví dụ như ở trạng thái bình thường chiều dài âm đạo sẽ rơi vào khoảng 7, 8cm và các cơ ép chặt vào nhau. Thế nhưng khi được kích thích tình dục thì chiều dài “cô bé” có thể co giãn lên tới 11cm để vừa vặn với “cậu nhỏ”. Thậm chí, khi sanh em bé để tạo điều kiện cho em bé có thể chui ra thì âm đạo còn có thể co giãn nhiều hơn nữa.

Cấu tạo của âm đạo nhìn chung thì là thế nhưng trên thực tế không hề có một kích thước hay hình thái tiêu chuẩn nào. Bởi vì ở mỗi người phụ nữ sẽ có cấu tạo âm đạo khác nhau về hình dạng và kích thước. Thậm chí, bộ phận này còn có thể biến đổi theo thời gian chứ không cố định một hình dáng và kích thước như ban đầu.

Vị trí của âm đạo nằm ở đâu?

Tiếp theo là đến phần vị trí, âm đạo nằm bên trong thành hai môi nhỏ, bên dưới lỗ niệu đạo và bên trên lỗ hậu môn. Chính vì nằm ở vị trí trọng tâm mà “cô bé” luôn được sự bảo vệ của các môi âm hộ và đặc biệt là màng trinh ngay cửa “cô bé” sẽ ngăn không cho vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập vào nơi đặc biệt này.

Những chức năng tuyệt vời của âm đạo đối với cơ thể

Có thể nói, âm đạo chính là một cơ quan nằm trong nhóm những cơ quan đa năng của cơ thể. Bởi vì, chức năng của âm đạo không chỉ có một mà có nhiều chức năng khác nhau và đây cũng là một cơ quan quan trọng đối với chức năng sinh sản và sinh lý của phụ nữ. Những chức năng đó chính là:

-Âm đạo chính là nơi giải phóng kinh nguyệt ra mỗi tháng, như chúng ta đã biết theo chu kỳ kinh nguyệt thì vào mỗi chu kỳ sẽ có giai đoạn hành kinh. Là lúc mà trứng rụng không được thụ tinh bị thoái hóa và đào thải ra ngoài cùng với lớp nội mạc tử cung bong tróc tạo thành kinh nguyệt. Và kinh nguyệt này sẽ chảy ra bên ngoài cơ thể chúng ta thông qua đường âm đạo.

-Theo khoa học, âm đạo cũng chính là nơi mà chị em sẽ thực hiện các hành động quan hệ tình dục với bạn tình khác giới để duy trì nòi giống. Chính nhờ vào cấu tạo đặc trưng co giãn tốt nên nơi này có thể đón nhận mọi kích cỡ dương vật xâm nhập vào. Đồng thời, nhờ cơ chế co bóp nên sẽ mang lại nhiều khoái cảm cho cả hai khi quan hệ.

-Chức năng tiếp theo đó chính là chức năng sinh sản, khi quan hệ lên tới cao trào thì nam giới sẽ xuất tinh. Lúc này những chú tinh binh sẽ bơi từ âm đạo qua cổ tử cung và vào tử cung để thực hiện nghĩa vụ duy trì nồi giống của mình. Thế nên, âm đạo chính là “con đường” đầu tiên dẫn dắt tinh trùng gặp trứng và thụ tinh.

-Chức năng cuối cùng đó chính là sau khi thụ tinh, phụ nữ sẽ trải qua quá trình mang thai. Khi thai nhi đủ tháng đủ ngày thì sẽ được sinh ra đời. Và lúc này âm đạo lại một lần nữa mang trọng trách cao cả đó chính là giản nỡ ra hết cỡ để em bé có thể thông qua con đường này mà chui ra ngoài chào đời.

-Ngoài những chức năng chính bên trên thì âm đạo còn có những khả năng bổ trợ cho mỗi chức năng của mình như: có thể tiết ra chất nhờn để bôi trơn, giảm ma sát khi quá trình dương vật xâm nhập vào. Đồng thời, chất nhờn này còn có khả năng làm sạch ống âm đạo, ngăn chặn không cho vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập vào.

-Ngoài ra, thông qua đường âm đạo bác sĩ sản phụ khoa còn có thể thăm khám sức khỏe toàn bộ cơ quan sinh dục và sinh sản của phái nữ.

Cấu tạo của âm đạo và chức năng
“Cô bé” có chức năng để chúng ta quan hệ tình dục, bài tiết các dịch tiết và sinh sản.

Những điều về âm đạo mà chị em cần biết

Bên cạnh cấu tạo, vị trí và các chức năng của âm đạo ra thì cơ quan này còn rất nhiều điều thú vị khác mà chắc rằng chị em không nên bỏ lỡ. Hãy tiếp tục theo dõi để xem “cô bé” của chúng ta còn có những điều đặc biệt gì nữa nhé.

Dịch tiết âm đạo biểu hiện cho sức khỏe của âm đạo

“Cô bé” của chúng ta sẽ có cơ chế tiết ra dịch tiết để giúp cân bằng môi trường bên trong, bảo vệ âm đạo khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Đồng thời, dịch tiết này cũng là một trợ thủ đắc lực giúp cho quá trình quan hệ tình dục diễn ra trơn tru hơn. Nếu “cô bé” có sức khỏe bình thường thì dịch tiết sẽ có màu trong suốt hoặc trắng trong như lòng trắng trứng, không mùi, không vị.

Nhưng nếu dịch tiết bỗng dưng có màu sắc lạ (như vàng, xanh, nâu,…), có mùi hôi tanh, mùi chua,…thì rất có thể đây chính là lời cảnh báo cho biết vùng kín đang bị viêm nhiễm.

Cấu tạo của âm đạo và cách chăm sóc
Các bạn nữ phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa.

Âm đạo cũng có bài tập thể dục

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua các bài tập mang tên Kegel, đây chính là những bài tập giúp se khít cho âm đạo của chúng ta đấy. Bài tập Kegel giúp siết chặt các cơ PC (hay còn gọi là cơ sàn chậu), giúp tăng cường các nhóm cơ âm đạo có được độ đàn hồi cao, cải thiện sức khỏe sinh lý và khả năng sinh dục cho phái nữ.

Đau rát âm đạo khi quan hệ tình dục

Chúng ta thường nghĩ rằng âm đạo chính là nơi dành cho việc quan hệ tình dục nên lúc nào cuộc yêu cũng sẽ diễn ra suôn sẻ. Thế nhưng, mặc dù có cơ chế tiết dịch nhờn để bôi trơn, giảm ma sát và tăng khoái cảm nhưng không phải lúc nào cơ chế này cũng hoạt động tốt.

Theo khảo sát, có đến 3/4 phụ nữ đã từng bị đau rát khi quan hệ tình dục do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế để cuộc yêu diễn ra suôn sẻ và tràn đầy khoái cảm thì bạn nên làm theo những lời khuyên sau đây:

-Nên sử dụng chất bôi trơn khi âm đạo không tiết đủ dịch nhờn.

-Chỉ quan hệ khi cả hai cảm thấy thực sự thoải mái và muốn quan hệ.

-Dành nhiều thời gian cho màn dạo đầu để kích thích hưng phấn giúp “cô bé” tiết ra nhiều dịch nhờn hơn.

-Hãy thử những cách quan hệ mang đến sự thoải mái, nhẹ nhàng và không khiến bản thân bị đau rát.

Không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo

Chúng ta thường được nghe các lời khuyên rằng nên giữ gìn vệ sinh “cô bé” thật sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm. Chính vì lẽ đó mà nhiều chị em vì muốn vệ sinh sạch đã thực hiện thụt rửa sâu bên trong, vì nghĩ rằng rửa kỹ như thế mới sạch.

Thế nhưng, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. bên trong âm đạo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Việc thụt rửa sâu không những làm trầy xước niêm mạc thành âm đạo mà còn vô tình đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các vết trầy xước trên thành âm đạo và dẫn đến viêm nhiễm.

Như đã đề cập ở trên thì bên trong “cô bé” có cơ chế tiết dịch tự làm sạch nên chúng ta không cần thụt rửa sâu, chỉ cần vệ sinh bên ngoài âm hộ là được.

Hy vọng với những thông tin mà Shopkiss chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo của âm đạo là như thế nào. Đồng thời, bổ sung thêm cho mình những kiến thức thú vị về cơ quan đặc biệt này của phụ nữ. Qua đó, cũng giúp các bạn nữ có thể hiểu rõ hơn về “cô bé” của mình cũng như cách chăm sóc vùng kín thế nào để luôn có được một vùng kín khỏe mạnh nhé.

Tin Liên Quan

Leave a reply

DMCA.com Protection Status