Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển các mối quan hệ. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi người cũng thể hiện quan điểm và cảm xúc một cách trực tiếp. Đôi khi, họ sử dụng “silent treatment” như một cách để bày tỏ sự không hài lòng hoặc cảm xúc tiêu cực. Vậy silent treatment là gì? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và cách đối phó với nó.
Silent Treatment là gì? Silent treatment dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “sự đối xử im lặng”, đây là hành động im lặng hoặc từ chối giao tiếp với ai đó để biểu lộ sự không hài lòng, tức giận hoặc bất mãn của bản thân. Đây là một hình thức giao tiếp được xem là “chiêu trò im lặng”, xem đối phương như người vô hình, nhằm gây áp lực tâm lý lên đối phương.
Silent Treatment là gì?
Trong thế giới hiện đại ngày nay, giao tiếp là cầu nối chính giữa con người với con người, đóng vai trò then chốt trong việc hiểu và duy trì các mối quan hệ. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thổ lộ mọi suy nghĩ và cảm xúc một cách trực tiếp với nhau bằng lời nói. Khi cảm thấy lời nói không còn hiệu quả, một số người sẽ áp dụng phương thức giao tiếp ngầm nhưng đầy mạnh mẽ đó là “silent treatment”.
Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi silent treatment là gì mà lại được gọi là phương thức giao tiếp ngầm hay chưa? Thật ra, silent treatment là hành động sử dụng sự im lặng để từ chối giao tiếp với đối phương để biểu lộ sự tức giận, không hài lòng và bất mãn của bản thân. Đây được xem là một “chiêu trò tâm lý” xem đối phương là người vô hình bằng cách im lặng và không tương tác với họ, hay còn được hiểu nôm na là “chiến tranh lạnh”.
Silent treatment có thể xuất hiện trong rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong cuộc sống, ví dụ như:
–Silent treatment trong tình yêu: Đây là mối quan hệ rất thường xảy ra những cuộc “chiến tranh lạnh”. Khi hai người gặp phải mâu thuẫn, hiểu lầm, bất đồng quan điểm dẫn đến cãi vã với nhau. Nhưng khi một trong hai người cảm thấy quá bất mãn không muốn nói nữa thì họ sẽ áp dụng silent treatment. Sự im lặng trong tình yêu có thể khiến cho đối phương cảm thấy ray rứt, khó chịu.
-Silent treatment trong gia đình: Trong gia đình, silent treatment thường xảy ra giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, hoặc giữa anh chị em. Đối với trường hợp trong gia đình thì “sự im lặng đáng sợ” có thể đến từ những mâu thuẫn, nhưng cũng có thể không phải do mâu thuẫn. Đôi khi cha mẹ phớt lờ đi khi con cái tâm sự, tránh né những câu hỏi của con cái bằng cách im lặng cũng được xem là silent treatment.
-Silent treatment trong công việc: Đây được xem là một hình thức bị “tẩy chay” trong môi trường làm việc. Khi một người bị tất cả đồng nghiệp ghẻ lạnh, không ai nói chuyện, không ai giúp đỡ. Ngay cả khi người nay trình bày ý tưởng hay đưa ra ý kiến thì cũng đều bị mọi người phớt lờ đi.
Dấu hiệu nhận biết “silent treatment” trong giao tiếp
Khi hai người đang xảy ra tranh cãi hoặc đang thảo luận về một vấn đề nào đó khiến đôi bên mâu thuẫn, nếu một người áp dụng “chiến thuật im lặng” thì chúng ta có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
-Đối phương phớt lờ bạn, không chịu trả lời hay phản hồi lại bất kỳ lời nói nào từ bạn, xem bạn như người vô hình.
-Đối phương có thể im lặng trong một khoảng thời gian dài mà không cho bạn biết lý do cũng như không có thiện chí muốn giải quyết vấn đề.
-Khi có nhiều người, đối phương có thể nói chuyện bình thường với những người khác, nhưng lại không chịu nói chuyện với bạn.
-Nếu bạn bắt chuyện, đối phương sẽ không thèm đáp lại, chỉ im lặng hoặc trả lời một cách ngắn gọn và thiếu cảm xúc.
-Áp dụng những cử chỉ tiêu cực với bạn như khoanh tay quay mặt chỗ khác, quay lưng lại với bạn khi bạn đang cố gắng nói chuyện với họ.
Vì sao con người lại chọn “silent treatment” để giải quyết vấn đề?
Trong một cuộc tranh cãi hay mâu thuẫn, có rất nhiều lý do khiến một người quyết định áp dụng “chiến thuật im lặng”, nhưng những lý do thường thấy nhất là:
Để bảo vệ bản thân không bị tổn thương
Khi cảm thấy bản thân bị tổn thương hoặc bị xúc phạm, một số người sử dụng im lặng như một cách để bảo vệ bản thân khỏi bị thêm tổn thương, có thể giúp họ cảm thấy an toàn hơn. Ngoài ra, sự im lặng cho phép họ tránh né những cảm xúc tiêu cực và cho mình thời gian làm dịu đi cơn nóng giận để tránh khiến cho không khí căng thẳng thêm.
Im lặng vì không giỏi giao tiếp
Đôi khi, sự im lặng chính là dấu hiệu của sự bất lực hoặc thiếu khả năng giao tiếp của người đó. Không phải ai cũng biết cách diễn đạt cảm xúc của mình một cách rõ ràng và rành mạch. Khi gặp khó khăn trong việc diễn đạt, họ có thể chọn im lặng vì sợ rằng lời nói của mình sẽ không được hiểu đúng hoặc sẽ gây ra hiểu lầm khiến cho mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn.
Im lặng vì muốn trả đũa đối phương
Silent treatment cũng có thể được sử dụng như một cách để trả đũa hoặc trừng phạt đối phương. Bằng cách ngừng giao tiếp, người này có thể cảm thấy rằng họ đang kiểm soát tình huống và buộc đối phương phải suy nghĩ về hành động của mình. Sự im lặng có thể tạo ra sự căng thẳng và lo lắng cho đối phương. Vì thế, người áp dụng “chiến thuật im lặng” với mục đích sẽ khiến đối phương cảm thấy có lỗi và sẽ tự thay đổi hành vi của mình.
Silent treatment còn được xem như một hình thức trừng phạt cảm xúc, nhằm làm cho đối phương cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Mà bản chất của con người vẫn là loài động vật xã hội, cần sự gắn kết với đồng loại để tồn tại. Vì thế, khi cảm thấy bản thân bị bỏ rơi, thì đối phương sẽ chủ động xuống nước xin lỗi nhằm hàn gắn mối quan hệ.
Nên đối phó với “chiêu trò im lặng” như thế nào?
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự im lặng
Như chúng tôi đã nói ở phần trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến một người chọn cách “im lặng” khi đang xảy ra tranh cãi. Vì thế, điều chúng ta cần làm là nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự im lặng của họ là gì. Có thể đối phương thuộc tuýp người không giỏi diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình, nên họ chọn cách im lặng để tránh khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Khi biết được nguyên nhân, bạn sẽ có cách đối phó phù hợp với sự im lặng của đối phương.
Tiếp nhận vấn đề một cách khách quan
Thay vì tức giận hoặc tự trách bản thân, hãy tiếp nhận vấn đề một cách khách quan. Đừng tự phân tích quá nhiều hoặc cảm thấy mình đang bị đối phương tấn công bằng sự im lặng. Đôi khi, sự im lặng của đối phương không mục đích nhắm đến bạn mà chỉ là cách họ xử lý vấn đề của riêng mình. Cách tốt nhất là bạn hãy bình tĩnh, cho cả hai thời gian để bình tâm lại và sau đó cùng ngồi lại với nhau để có thể giải quyết một cách hiệu quả.
Đừng nghĩ rằng mọi người đang tấn công mình
Khi đối diện với một người đang ngó lơ và xem mình như người vô hình, chúng ta thường có suy nghĩ rằng đối phương đang tấn công mình bằng sự lạnh nhạt. Thế nhưng, không phải lúc nào sự im lặng cũng nhắm đến bạn và tấn công bạn. Sự im lặng của đối phương có thể đến từ những lý do khá ngớ ngẩn hoặc đến từ những vấn đề hay khó khăn của riêng họ. Hãy cố gắng nhìn nhận tình huống một cách khách quan và không đưa ra những kết luận vội vã.
Chia sẻ suy nghĩ của mình một cách chân thành
Một người khi áp dụng “chiến thuật im lặng” thì đa phần họ chỉ muốn thỏa mãn cái tôi của mình, mà không nhìn nhận ra hậu quả của việc im lặng. Vì thế, khi cảm thấy thích hợp, hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn một cách chân thành và trung thực với đối phương. Điều này có thể giúp hai bạn mở lòng và khám phá ra những suy nghĩ, những khía cạnh cảm xúc khác của nhau. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn những suy nghĩ và cảm xúc của đối phương đằng sau sự im lặng đó.
Nên rời đi khi có thể
Nếu sau khi đã cố gắng giải quyết một cách hợp lý mà đối phương vẫn duy trì sự im lặng và không có sự thay đổi, bạn có thể cân nhắc tạm thời rời đi. Điều này cho phép cả hai bên có thời gian để suy nghĩ và làm dịu lại cảm xúc. Việc rời đi không phải là chạy trốn mà là một cách để tạm dừng và tìm kiếm cách xử lý phù hợp hơn.
Tuy nhiên, nếu như đối phương luôn dùng “chiến thuật im lặng” trong bất kỳ cuộc tranh cãi nào, về lâu dài có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tình cảm của bạn. Vì thế, lời khuyên chân thành đó là bạn nên chủ động cắt đứt mối quan hệ này. Vì sự im lặng của đối phương không phải là cách để làm nguội cuộc chiến, mà đó là một sự im lặng độc hại, có thể dẫn đến mối quan hệ độc hại. Vì thế, rời đi là cách tốt nhất để bạn tự bảo vệ bản thân mình.
Hy vọng với những thông tin mà Shopkiss chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về silent treatment là gì và biết được cách đối phó với “chiến thuật im lặng” này để tránh được tổn thương cho bản thân. Có thể nói, “sự im lặng” có thể là một cách “làm nguội” cuộc chiến nhưng cũng có thể biến thành “chiến tranh lạnh”, dễ khiến mối quan hệ dễ đi đến bờ vực đổ vỡ. Vì thế, hãy luôn giao tiếp thẳng thắn, trung thực và tôn trọng lẫn nhau, vì đó mới chính là chìa khóa của mối quan hệ lành mạnh và bền vững.