Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot, thuật ngữ “Uncanny Valley” không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, đối với nhiều người, khái niệm này vẫn còn khá mơ hồ và chưa rõ ràng. Vậy Uncanny Valley là gì? Tại sao nó lại quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến cách con người tương tác với công nghệ robot và trí tuệ nhân tạo? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “Uncanny Valley” và những lý giải vì sao con người lại có hiện tượng này.
Uncanny Valley là gì? “Uncanny Valley” dịch ra tiếng Việt được hiểu là “thung lũng kỳ lạ”, đây là một thuật ngữ mô tả hiện tượng mà con người cảm thấy sự khó chịu hoặc thậm chí ghê sợ khi đối mặt với một robot hoặc nhân vật ảo có ngoại hình và hành vi giống con người. Cảm giác này xuất hiện khi robot hoặc nhân vật ảo khiến con người cảm thấy bất an, gây ra cảm giác lạ lẫm và không thoải mái.
Uncanny Valley là gì?
Trong thế giới công nghệ phát triển như hiện nay, Humanoid Robot (Robot hình người) và AI (trí tuệ nhân tạo) ngày càng trở nên phức tạp hơn. Humanoid Robot được chế tạo ngày càng tinh vi và giống với con người, từ làn da, khuôn mặt, cho đến những cử chỉ, hành vi. Mặc dù, Humanoid Robot và AI được xem là bước đột phá trong công nghệ robot. Thế nhưng, nhiều người lại mang cảm giác “Uncanny Valley” khi nhìn thấy những con Humanoid Robot này.
Vậy Uncanny Valley là gì? Uncanny Valley được dịch ra tiếng Việt là “thung lũng kỳ lạ”, đây là một thuật ngữ mô tả hiện tượng xảy ra trong tâm lý của con người liên quan đến những vật thể giống với con người. Hiện tượng này mang đến cho con người cảm xúc khó chịu, sợ hãi hoặc rợn người khi nhìn thấy hoặc đối mặt với những robot hoặc nhân vật ảo có ngoại hình và hành vi giống như con người.
Tìm hiểu về nguồn gốc và giải thích hiện tượng Uncanny Valley là gì?
Khái niệm “Uncanny Valley” được nhà robot học người Nhật Bản, Masahiro Mori, đề xuất lần đầu tiên vào năm 1970. Trong bài viết “The Uncanny Valley”, Mori mô tả hiện tượng tâm lý mà con người trải qua khi đối diện với các robot hoặc nhân vật ảo có ngoại hình gần giống con người. Hiện tượng này được ông mô tả dựa trên cảm xúc của bản thân khi ông chế tạo một người máy mô phỏng chính mình.
Ông nhận thấy rằng khi mức độ giống người của một robot tăng lên, cảm giác thoải mái và dễ chịu của con người đối với robot cũng tăng lên, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định. Sau đó, khi robot trở nên quá giống người nhưng vẫn có những điểm không tự nhiên, cảm giác thoải mái này đột ngột giảm mạnh, rơi vào “thung lũng” của sự kỳ lạ đến mức quái đản, nên được gọi là “Uncanny Valley”.
Đó cũng là lý do vì sao con người có thể phản ứng bình thường với những con robot công nghiệp, hay cảm thấy yêu thích với những robot đồ chơi như Wall-E, Baymax hay Eve. Nhưng lại cảm thấy khó chịu và sợ hãi đến mức cảm xúc rơi xuống đáy thung lũng với những robot hình người như CB2, Sophia, Geminoid DK, Nadine,…
Phản ứng của não bộ như thế nào khi xảy ra hiện tượng Uncanny Valley?
Nhằm giải mã được hiện tượng Uncanny Valley, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trên 3 người. Họ sẽ cho 3 người tham gia mỗi người xem 1 hình ảnh khác nhau, 1 người sẽ xem ảnh của người thật, 1 người sẽ xem ảnh của người máy công nghiệp và người cuối cùng sẽ xem ảnh của robot có hình người.
Sau đó, các nhà khoa học sẽ thực hiện các công nghệ hình ảnh y học, như chụp cộng hưởng từ chức năng (MRI) trên 3 người đó. Kết quả chỉ ra rằng, đối với người xem ảnh của robot hình người thì một số vùng não như hạch hạnh nhân (amygdala), vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex) và vùng vỏ não thị giác (visual cortex) có sự kích hoạt mạnh mẽ. Nguyên nhân những vùng não này có phản ứng mạnh mẽ là do:
Hạch hạnh nhân (Amygdala)
Hạch hạnh nhân là một phần của hệ thống limbic trong não bộ, chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc liên quan đến sợ hãi và lo lắng. Khi một người nhìn thấy một robot hình người hoặc nhân vật ảo nằm trong vùng Uncanny Valley, hạch hạnh nhân sẽ phản ứng mạnh mẽ, kích hoạt cảm giác sợ hãi và lo lắng. Điều này là do hạch hạnh nhân có khả năng phát hiện và phản ứng nhanh chóng với những gì nó coi là mối đe dọa hoặc không bình thường.
Vùng vỏ não trước trán (Prefrontal Cortex)
Vùng vỏ não trước trán chịu trách nhiệm cho các quá trình tư duy cao cấp, bao gồm ra quyết định, đánh giá và kiểm soát cảm xúc. Khi đối diện với các đối tượng trong vùng Uncanny Valley, vùng vỏ não trước trán sẽ hoạt động để cố gắng hiểu và xử lý sự không phù hợp giữa hình ảnh và hành vi của đối tượng. Sự mâu thuẫn giữa sự kỳ vọng và thực tế khiến vùng này phải làm việc nhiều hơn, gây ra cảm giác khó chịu và không thoải mái.
Vùng vỏ não thị giác (Visual Cortex)
Vùng vỏ não thị giác là nơi xử lý thông tin hình ảnh nhận được từ mắt. Khi gặp phải các đối tượng trong vùng Uncanny Valley, vùng này sẽ phân tích chi tiết các đặc điểm của đối tượng. Sự không tự nhiên hoặc các chi tiết không hoàn hảo sẽ được vùng vỏ não thị giác phát hiện, góp phần làm tăng cảm giác kỳ quái và không thoải mái cho con người.
Những giả thuyết về lý do vì sao con người lại có phản ứng Uncanny Valley
Hiện tượng Uncanny Valley không chỉ gây tò mò cho các nhà khoa học mà còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu về phản ứng tâm lý và sinh lý của con người. Có nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích tại sao con người lại cảm thấy khó chịu khi đối diện với các robot hoặc nhân vật ảo gần giống người. Trong đó có 3 giả thuyết sau:
Bản năng sinh tồn của con người
Giả thuyết này cho rằng phản ứng Uncanny Valley bắt nguồn từ bản năng sinh tồn của con người. Trong quá trình tiến hóa, con người đã phát triển khả năng nhận biết và phản ứng nhanh với những gì bất thường hoặc không tự nhiên, coi đó là mối đe dọa tiềm tàng. Các đối tượng gần giống người nhưng lại không tự nhiên có thể kích hoạt cảm giác sợ hãi và lo lắng, do chúng ta cảm nhận chúng như những dấu hiệu bất thường.
Sự bất hòa trong nhận thức
Chúng ta vốn luôn mặc định rằng, robot sẽ có cơ thể cứng bằng nhựa hoặc bằng kim loại, với những hành động cứng ngắt, gượng gạo, âm thanh phát ra thiếu cảm xúc và không thể biểu đạt cảm xúc như con người. Còn con người thì cơ thể sẽ mềm mại, có làn da, có cảm xúc, có cử chỉ , giọng nói truyền cảm, ánh mắt có hồn. Nói chung robot và con người ở 2 cực đối lập, được phân biệt rõ ràng.
Thế nhưng, đối với những Humanoid Robot, với làn da mịn màng, đôi mắt có thể cử động, giọng nói có âm điệu, cảm xúc và biết tương tác như con người. Nhưng lại hoạt động một cách vô hồn, người không ra người robot không ra robot. Những điều này khiến cho nhận thức của chúng ta từ trước trở nên không rõ ràng. Từ đó khiến chúng ta cảm thấy mơ hồ, bất an và thậm chí là sợ hãi.
Do chuyển động giả tạo của robot
Con người vốn có một hệ thống cảm nhận nhạy bén giúp con người có thể nhận biết được cảm xúc và biểu cảm ở mức tinh vi. Ví dụ như khi đối diện với một người, chúng ta có thể nhận biết người đó đang “cười thật” hay là “gượng cười”, thông qua ánh mắt, khóe miệng và những cử chỉ của người đó.
Đối với các Humanoid Robot dù được chế tạo chân thật đến mấy thì vẫn chưa thể nào mô phỏng được những chuyển động uyển chuyển như con người, đặc biệt là những chuyển động phức tạp và tiểu tiết trên gương mặt. Vì thế, khi con người đối diện một Humanoid Robot, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện ra những chuyển động giả tạo, thiếu nhất quán như ánh mắt vô hồn, nụ cười gượng gạo, không tự nhiên. Từ đó, khiến chúng ta có cảm giác không thoải mái và khó chịu.
Hy vọng rằng, với những thông tin mà Shopkiss vừa chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng Uncanny Valley là gì. Nói chung, đây không chỉ là một khái niệm khoa học, mà còn là một minh chứng sâu sắc về sự phức tạp của mối quan hệ giữa con người và công nghệ. Việc hiểu rõ và khai thác sâu hơn về khái niệm này sẽ giúp chúng ta có hướng phát triển và chế tạo Humanoid Robot thân thiện hơn với con người để không còn xảy ra hiện tượng Uncanny Valley nữa.