Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ mở hay còn gọi là open relationship đang dần trở thành một xu hướng trong giới trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ open relationship là gì? Cũng như những đặc điểm và thách thức mà nó mang lại là như thế nào? Do đó, bài viết hôm nay sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan và sâu sắc về open relationship, giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về một trong những xu hướng tình yêu tự do này.
Open relationship là gì? Đây là một dạng quan hệ tình cảm mà ở đó hai người trong cuộc đều đồng ý cho phép đối phương có mối quan hệ tình cảm hoặc tình dục với người khác ngoài mối quan hệ chính của họ. Điểm khác biệt cơ bản giữa mối quan hệ mở và mối quan hệ truyền thống là sự thoải mái và tự do trong việc kết nối về mặt tình cảm và tình dục với nhiều người.
Open relationship là gì?
Trong thời đại mà sự cởi mở về tư tưởng ngày càng được nhiều người ủng hộ, khái niệm “open relationship” đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ open relationship là gì? Theo chúng tôi tìm hiểu, Open relationship có nghĩa là mối quan hệ mở, đây là dạng quan hệ tình mà hai người chấp thuận cho đối phương có thêm mối quan hệ tình cảm hoặc tình dục ngoài luồng với người khác.
Mối quan hệ mở dựa trên sự đồng thuận và dưới mức độ cho phép của hai người, thì sẽ không bị coi là lừa dối hay phản bội. Ở các nước phát triển, Open relationship khá thông dụng, mọi người chọn open relationship vì nhiều lý do khác nhau.
Một số người cảm thấy rằng nó giúp họ thỏa mãn nhu cầu cảm xúc và tình dục mà không bị giới hạn bởi một mối quan hệ độc nhất. Những người khác coi đây là cơ hội để khám phá bản thân và các mối quan hệ khác mà không phải từ bỏ mối quan hệ hiện tại.
Dưới đây là một số ví dụ về mối quan hệ mở, giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này:
-Trường hợp 1: Dũng và Hạnh đang trong một mối quan hệ, nhưng Dũng có nhu cầu sinh lý cao hơn những gì Hạnh có thể đáp ứng. Vì vậy, Hạnh đồng ý để Dũng tìm kiếm sự thỏa mãn bên ngoài với người con gái khác, miễn là Dũng không phát triển tình cảm với người con gái đó.
-Trường hợp 2: Lan và Mạnh là 1 cặp đôi yêu nhau, nhưng cả hai lại bị hấp dẫn bởi Toàn. Và Toàn cũng có cảm tình với Lan và Mạnh. Vì thế, họ quyết định lập một mối quan hệ ba người về mặt tình cảm lẫn tình dục.
-Trường hợp 3: Linh và Phát yêu nhau nhưng quyết định giữ mối quan hệ mở. Nghĩa là Phát có thể có quan hệ tình cảm với phụ nữ khác, trong khi Linh cũng có quyền hẹn hò với người con trai khác.
Nguồn gốc của mối quan hệ mở là gì?
Mối quan hệ mở có nguồn gốc từ các nước phương Tây, được cho là gắn liền với các phong trào tình dục tự do những năm 1960. Nhưng đến những năm 70 của thế kỷ 20, mối quan hệ mở mới thực sự được công nhận và ngày càng có nhiều người ủng hộ chủ nghĩa “mối quan hệ không độc quyền” và “hôn nhân không độc quyền”.
Cho đến năm 2009, khi Facebook thêm tình trạng quan hệ “Open relationship” vào phần “Trạng thái mối quan hệ”. Điều này đã kích thích sự tăng vọt trong lượng tìm kiếm về khái niệm này, thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn từ công chúng về mối quan hệ mở.
Cũng từ đó, Open relationship đã trở thành chủ đề cho nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình. Các bộ phim và series như “Four Lovers” (2010), “The Danish Girl” (2015), “Swingers” (2016), “You Me Her” (2016), “Newness” (2017) và “Why Women Kill” (2019). Các tác phẩm này đã khai thác sâu vào các khía cạnh phức tạp của mối quan hệ mở và khiến con người cảm thấy hấp dẫn với mối quan hệ này hơn.
Open relationship có bao nhiêu dạng?
Open relationship trên thực tế không hề có một chuẩn mực nào nhất định, nó có thể thay đổi tùy theo nhu cầu và thỏa thuận của mỗi cặp đôi. Nhưng thông thường, mối quan hệ mở sẽ có 3 dạng chính sau đây:
-Mối quan hệ mở hoàn toàn (Fully Open Relationship): Trong mối quan hệ này, cả hai bên có quyền tham gia vào các mối quan hệ tình cảm hoặc tình dục với người khác. Điều quan trọng là cả hai phải có sự thỏa thuận, duy trì sự trung thực và minh bạch về các mối quan hệ bên ngoài.
-Mối quan hệ mở một phía (One-Sided Open Relationship): Chỉ một trong hai người có thêm mối quan hệ ngoài luồng, còn người kia thì không. Điều này thường xuất phát từ sự thỏa thuận cá nhân giữa hai người.
-Swinging: Đây là dạng mối quan hệ thiên về nhu cầu tình dục, nghĩa là một cặp đôi sẽ tham gia vào hoạt động tình dục với các cặp đôi khác, thường là với mục đích khám phá kinh nghiệm tình dục mới mà không liên quan đến tình cảm.
Vì sao mối quan hệ mở lại ngày càng trở nên phổ biến?
Theo Researchgate, nhìn từ góc độ khoa học xã hội, thì mối quan hệ mở đang tái định nghĩa các quy ước trong mối quan hệ truyền thống. Về cơ bản, một cặp đôi ở mối quan hệ truyền thống thường thực hiện theo chuẩn mực xã hội là chỉ yêu và chung thủy với một người. Sự cứng nhắc này có thể làm mối quan hệ dễ đổ vỡ khi hai người có mức độ tình cảm hoặc nhu cầu tình dục khác nhau.
Trong khi đó, mối quan hệ mở công nhận rằng mỗi người có nhu cầu tình dục và tình cảm khác nhau. Nó khuyến khích sự thành thật và cùng tìm cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cả hai. Do đó, mối quan hệ mở cho phép các mỗi cá nhân vẫn giữ được sự tự do và quyền tự chủ mối quan hệ. Điều này giúp họ có thể thỏa mãn các nhu cầu tình cảm và tình dục một cách thoải mái và tự do hơn. Từ đó cũng giúp giảm bớt sự nhàm chán trong mối quan hệ và nguy cơ ngoại tình.
Bên cạnh đó, sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông xã hội giúp lan truyền thông tin về các hình thức mối quan hệ khác nhau, vai trò giới tính và sự ràng buộc trong mối quan hệ cũng đã thay đổi. Điều này, khiến cho sự chấp nhận của con người ngày càng gia tăng đối với sự đa dạng trong cách mà người ta thiết lập và duy trì các mối quan hệ. Từ đó cũng giảm bớt sự kỳ thị và gia tăng sự phổ biến của Open relationship.
Chúng ta có nên bước vào mối quan hệ mở hay không?
Có thể nói, mối quan hệ mở hiện nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt là ở các nước Á Đông. Nhiều người cho rằng mối quan hệ này không phù hợp với văn hóa phương Đông, nơi mọi người đề cao sự chung thủy. Tuy nhiên, ở các nước phương Tây, nơi có văn hóa tự do và phóng khoáng, mối quan hệ mở lại được xem là phù hợp hơn.
Vì vậy, việc có nên bước vào một mối quan hệ mở hay không phụ thuộc vào suy nghĩ, quan điểm và sở thích của mỗi người. Nếu bạn là người có tính cách Á Đông, đề cao sự ràng buộc, chung thủy và trách nhiệm trong mối quan hệ, thì có lẽ mối quan hệ mở không phù hợp với bạn. Ngược lại, nếu bạn có tư duy tự do, thích cuộc sống phóng khoáng, thì bạn có thể tự tin bước vào một mối quan hệ mở.
Ngoài ra, theo các chuyên gia tâm lý trên tờ Psychology Today cho biết, về mặt lý thuyết, mối quan hệ mở có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, mối quan hệ này có lành mạnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nền tảng của cặp đôi, sự trưởng thành trong tính cách, sự chấp thuận của cộng đồng và sự mâu thuẫn với văn hóa truyền thống. Vì thế, sẽ tùy vào trường hợp của bạn là gì mà bạn có thể cân nhắc xem có nên bước vào một mối quan hệ open hay không.
Hy vọng rằng với những thông tin mà Shopkiss chia sẻ trên bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Open relationship là gì. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi và khác biệt văn hóa về mức độ chấp nhận mối quan hệ mở, nhưng nó đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Điều này phản ánh sự đa dạng hóa trong cách con người tìm kiếm và duy trì hạnh phúc, cũng như thay đổi trong quan niệm về tình yêu.